Kinh tế
I. Quá trình phát triển kinh tế
1. Liên bang Nga đã từng là trụ cột của Liên bang Xô Viết
- Đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô thành siêu cường.
2. Thời kì đầy khó khăn, biến động (thập niên 90 thế kỉ XX)
- Sau khi tách khỏi Liên Xô, Liên bang Nga rơi vào khủng hoảng.
- Khủng hoảng kinh tế, chính trị, vị trí vai trò cường quốc giảm.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm.
- Nợ nước ngoài nhiều.
- Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
3. Nền kinh tế đang khôi phục lại vị trí cường quốc
a. Chiến lược kinh tế mới
- Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
- Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.
- Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.
- Nâng cao đời sống nhân dân.
- Khôi phục lại vị trí cường quốc.
b. Thành tựu đạt được sau năm 2000
- Nga đã vượt qua khủng hoảng, đang dần ổn định và đi lên.
- Sản lượng các ngành kinh tế tăng.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
- Giá trị xuất siêu tăng liên tục.
- Thanh toán xong nợ nước ngoài.
- Nằm trong 8 nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8).
II. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
- Vai trò: Là ngành xương sống của nền kinh tế.
- Cơ cấu ngày càng đa dạng.
+ Các ngành công nghiệp truyền thống: Khai thác dầu khí, điện, khai thác kim loại, luyện kim, cơ khí, đóng tàu biển, sản xuất gỗ...
+ Khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn.
+ Công nghiệp quốc phòng là thế mạnh của Nga.
+ Các ngành công nghiệp hiện đại: Điện tử, tin học, hàng không... là cường quốc công nghiệp vũ trụ.
- Sản lượng các ngành tăng khá nhanh và liên tục.
- Phân bố: Tập trung chủ yếu ở Đông Âu, Tây Xibia, Uran.
2. Nông nghiệp
- Điều kiện phát triển: quỹ đất nông nghiệp lớn.
- Sản lượng nhiều ngành tăng, đặc biệt là lương thực.
- Các nông sản chính: Lúa mì, khoai tây, củ cải đường, hướng dương, rau quả.
3. Dịch vụ
- Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tương đối phát triển với đủ loại hình.
- Kinh tế đối ngoại là ngành quan trọng; là nước xuất siêu.
- Các trung tâm dịch vụ lớn nhất: Mat-xcơ-va, Xanh Pê-tec-pua.
III. Một số vùng kinh tế quan trọng
- Vùng Trung ương:
+ Phát triển nhất, tập trung nhiều ngành công nghiệp, sản xuất nhiều lương thực, thực phẩm.
+ Có thủ đô Mat-xcơ-va.
- Vùng Trung tâm đất đen:
+ Đất đen thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp phục vụ nông nghiệp phát triển.
- Vùng U - ran:
+ Giàu tài nguyên.
+ Công nghiệp phát triển.
+ Nông nghiệp còn hạn chế.
- Vùng Viễn Đông:
+ Giàu tài nguyên
+ Phát triển công nghiệp khai khoáng, khai thác gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản.
IV. Quan hệ Nga - Việt trong bối cảnh quốc tế mới
- Quan hệ truyền thống ngày càng mở rộng, hợp tác toàn diện, Việt Nam là đối tác chiến lược của Liên bang Nga.
- Hợp tác diễn ra trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và khoa học kĩ thuật.