Đất nước nhiều đồi núi
1. Đặc điểm chung của địa hình
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng.
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
2. Các khu vực địa hình:
a. Khu vực đồi núi:
- Địa hình núi: chia làm 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
Mỗi vùng học theo dàn ý sau: Phạm vi
Độ cao địa hình, các dạng địa hình chủ yếu.
Hướng các dãy núi, hướng nghiêng địa hình.
Các thung lũng sông.
- Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du:
b. Khu vực đồng bằng: chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ, chia làm 2 loại:
- Đồng bằng châu thổ: được hình thành do phù sa sông bồi tụ trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. Gồm đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Đồng bằng ven biển: Có tổng diện tích 15.000 km2, phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu nên đất ở đây có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa.
3. Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội
a. Khu vực đồi núi
- Thế mạnh: Khoáng sản, rừng, đất trồng, nguồn thủy năng, tiềm năng du lịch.
- Hạn chế: địa hình chia cắt, nhiều thiên tai
b. Khu vực đồng bằng
- Thế mạnh: phát triển nông nghiệp, thủy sản, khoáng sản, lâm sản, công nghiệp, giao thông...
- Hạn chế: nhiều thiên tai.