Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
- Biểu hiện:
+ Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP: Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I , khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhưng chưa ổn định.
+ Trong nội bộ từng ngành cơ cấu cũng có sự chuyển dịch.
- Nguyên nhân: Do tác động của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, yêu cầu phát triển của đất nước...
2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
* Biểu hiện:
- Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo.
- Tỉ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng.
- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO.
* Nguyên nhân: do tác động của công cuộc Đổi mới và công cuộc mở cửa.
3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế
- Trong nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp.
- Trong công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. ..
- Cả nước đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, 4 vùng kinh tế trọng điểm:
+ VKT trọng điểm phía Bắc
+ VKT trọng điểm miền Trung
+ VKT trọng điểm phía Nam.
+ VKT trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long.