Ghi nhớ bài học |

Hạt nhân nguyên tử- Nguyên tố hóa học- Đồng vị

A. LÍ THUYẾT

I- HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

1. Điện tích hạt nhân

- Do nơtron không mang điện nên điện tích hạt nhân chính là điện tích của proton.

- Điện tích hạt nhân nguyên tử kí hiệu là Z + 

- Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = số electron.

2. Số khối

Số khối (A)( gần bằng khối lương nguyên tử) là tổng số hạt proton (Z) và tổng số hạt nơtron (N) của hạt nhân đó.      A = Z + N (1) 

Trong nguyên tử tổng số hạt cơ bản được tính theo công thức:

 = P + N + E = 2P + N = A + Z

 VD : Hạt nhân Liti có 3 proton và 4 nơtron, số khối của nguyên tử là bao nhiêu?

 A = Z + N = 3 + 4 = 7

Chú ý : (1)  N = A – Z.

VD : Nguyên tử  Na có A = 23 và Z = 11. Hãy tính số notron, electron?

Giải :          P = 11, E = 11,

                   N = A – Z = 23 – 11 = 12

Số khối A , điện tích hạt nhân Z đặc trưng cho một nguyên tố hóa học.

II- NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

1. Định nghĩa

Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

2. Số hiệu nguyên tử

Số hiệu nguyên tử được kí hiệu là Z = Số đơn vị điện tích hạt nhân = số p = số e .

Chú ý : Nói số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân là sai. Vì chúng chỉ bằng nhau về độ lớn đại số còn đây là 2 đại lượng khác nhau.

3. Kí hiệu nguyên tử

 - Nguyên tử của nguyên tố X được kí hiệu là:      XZA

VD: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố Na là 11 nên suy ra:

- Điện tích hạt nhân của nguyên tử là 11+

- Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = số electron = 11

- Số khối A = Z + N = 23 ⇒ N = 23-11= 12

- Nguyên tử khối của Na là 23.

III - ĐỒNG VỊ :

VD1 :  Oxi có 3 đồng vị:

                  O816    O817    O818    

số proton      8          8         8

số nơtron      8          9         10

VD2 Đồng vị của nguyên tử H:

 Kết luận:  Các đồng vị của cùng 1 nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau.

Các dạng bài tập về đồng vị.

- Xác định số phân tử chất được tạo thành từ các đồng vị.

- Tính phần trăm (%) số nguyên tử của mỗi loại đồng vị.

- Tính nguyên tử khối trung bình của các đồng vị.

- Tính số khối của đồng vị chưa biết.

- Tính % khối lượng của 1 đồng vị trong 1 hợp chất.

IV- NGUYÊN TỬ KHỐI VÀ NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.

  1. Nguyên tử khối

- Khối lượng của nguyên tử bằng tổng khối lượng của proton, nơtron, electron có trong nguyên tử đó.

                  mnguyên tử = m+ mp + mn

                  mnguyên tử ≈ mp + m(bỏ qua me)

- Nguyên tử khối coi như bằng số khối.

      2. Nguyên tử khối trung bình

 Giả sử nguyên tố A có các đồng vị : 

XZA1   XZA2      XZA3..... XZAn     . Khi đó,

A=A1x +A2y+A3z+...+An.n100

Trong đó :

 x, y, z,…,n là phần trăm khối lượng của các đồng vị

A1, A2,An:số khối(KLNT) của mỗi đv

VD : oxi có 3 đồng vị

 O816(99,76%)   O817  (0,04%)    O818 (0,2%)

Tính nguyên tử khối trung bình của oxi

Giải :

A¯=16.99,76+17.0,04+18.0,299,76+004+0,216,004

Có thể tính KLNT TB theo công thức

A=(A1.x+ A2.y+A3.z+...+An.n)/( x + y + z +...+ n).

B. BÀI TẬP

Dạng 1: Tính nguyên tử khối trung bình.

-  Nếu chưa có số khối A1; A2. ta tìm A1 = p + n1; A2 = p+ n2; A3 = p + n3

-  Áp dụng công thức : A=A1x +A2y+A3z+...+An.n100

Trong đó :

 x, y, z,…,n là phần trăm khối lượng của các đồng vị.

 A1, A2,An:  số khối(KLNT) của mỗi đồng vị.

VDNitơ trong thiên nhiên là hỗn hợp gồm hai đồng vị là  14N (99,63%) và 15N (0,37%). Nguyên tử khối trung bình của nitơ là

 A. 14,7                                  B. 14,0                                  C. 14,4                               D. 13,7

Hướng dẫn: Áp dụng CT  : A=A1x +A2y+A3z+...+An.n100

 => NTK trung bình của N là:  A=14.99,63 + 15.0,37100=14,0037

Dạng 2: Xác định phần trăm các đồng vị

- Gọi % của đồng vị 1 là x %

      => % của đồng vị 2 là (100 – x).

- Lập phương trình tính nguyên tử khối trung bình => giải được x.

VD: Nguyên tố Bo có 2 đồng vị 11B (x1%) và 10B (x2%), nguyên tử khối trung bình của Bo là 10,8. Giá trị của x1% là:                  
 A. 80%                                B. 20%                                  C. 10,8%                           D. 89,2%

Hướng dẫn: Áp dụng CT  A=x1.11 + (100 - x1).10100=10,8
 Từ đó giải ra x1 = 80%

Dạng 3: Xác định số khối của các đồng vị

Gọi số khối các đồng vị 1, 2 lần lượt là A1; A2.

Lập hệ 2 phương trình chứa ẩn A1; A2 => giải hệ được A1; A2.

 VD: Nguyên tố Cu có hai đồng vị bền là 63Cu và 65Cu . Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Tỉ lệ % đồng vị 63Cu và 65Cu lần lượt là

A. 70% và 30%                     B. 27% và 73%                     C. 73% và 27%                   D. 64% và 36 %

Hướng dẫn: Gọi x và y lần lượt là % của đồng vị 64Cu và 65Cu 
Áp dụng CT  A=63x +65y100=63,54 và x+ y = 100
 Từ đó giải ra X = 73% và y = 27%

Thống kê thành viên
Tổng thành viên 17.774
Thành viên mới nhất HUYENLYS
Thành viên VIP mới nhất dungnt1980VIP

Mini games


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay




Mọi người nói về tpedu.vn


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay
(Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)

  • BẠN NGUYỄN THU ÁNH
  • Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
  • Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại tpedu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
  • BẠN TRẦN BẢO TRÂM
  • Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
  • T&P Edu có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
  • BẠN NGUYỄN THU HIỀN
  • Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
  • Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên tpedu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.

webhero.vn thietkewebbds.vn