Peptit - một số câu hỏi vận dụng cao
Các em tham khảo một số câu hỏi VDC về peptit nhé!
Câu 1: Hỗn hợp X gôm 3 peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1:3. Thủyphân hoàn toàn m gam X thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 0,16 mol Alanin và 0,07 mol Valin. Biết tổng số liên kết của bapeptit trong X nhỏ hơn 13. Giá trị của m là
A. 18,47 B. 19,19 C. 18,83 D. 20
Câu 2: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một amino axit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 120. B. 60. C. 30. D. 45.
Câu 3: Tripeptit M và tetrapeptit Q được tạo ra từ một amino axit X mạch hở (amino axit chỉ chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2). Phần trăm khối lượng nitơ trong X bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M, Q (có tỉ lệ số mol 1:1) trong môi trường axit thu được 0,945 gam M; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị của m là
A. 4,1945 gam. B. 8,389 gam. C. 12,58 gam. D.25,167 gam.
Amino axit no mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 có công thức chung là CnH2n+1O2N.
X là đipeptit tạo ra từ amino axit trên có công thức là C2nH4nO3N2.
Y là tripeptit tạo ra từ amino axit trên có công thức là C3nH6n-1O4N3.
Sơ đồ đốt cháy Y:
C3nH6n-1O4N3 3nCO2 + H2O + N2 (1)
mol: 0,1 → 3n.0,1 → .0,1
Theo (1) và giả thiết ta có: 0,3n.44 +0,1. .18 = 54,9 ⇒ n = 3.
Sơ đồ phản ứng đốt cháy X:
C2nH4nO3N2 2nCO2 + 2nH2O + N2 (2)
mol: 0,2 → 2n.0,2
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
mol: 2n.0,2 → 2n.0,2
Vậy khối lượng kết tủa thu được là: 2.3.0,2.100 = 120 gam.
Đáp án A.
Câu 1:
Gộp peptit có 1X1 + 1X2+ 3X3 → M + 4H2O. Peptit M có k mắt xích.
Do đó ⇒ Val = 7k/23 ⇒ k phải chia hết cho 23.
Do tỉ lệ là 1:1:3 nên để tổng số mắt xích k lớn nhất thì số liên kết trong X3 phải lớn nhất và đồng thời số liên kết peptit trong X1 và X2 phải bé nhất do tỉ lệ X1 và X2 là như nhau. Vậy thì khi đó số liên kết trong X1 ; X2 ; X3 lần lượt là 1,1,10 vì tổng số lk peptit nhỏ hơn 13 và ta đang xét TH k lớn nhất.
Vậy klớn nhất = 1.(1+ 1) + 1. (1+1) + 3.(10+1) = 37 vì nếu có n liên kết peptit thì sẽ có (n+1) mắt xích.
Tương tự với knhỏ nhất = 1.(5+1) + 1.(6+1)+ 3.(1+1) = 19
Vậy ta có : 19 ≤ k ≤ 23 mà k là bội của 23 nên k sẽ nhận giá trị 23.
M (23 mắt xích) + 22H2O → 23A (số mol của A là 0,23 mol: gốm 0,16 mol Ala và 0,07 mol Val)
Pt trên tương đương với
M + 4H2O + 18H2O → 23A (mA = 0,16.89 + 0,07. 117 = 22,43 gam)
0,18 mol 0,23 mol
Vậy khối lượng m = mM+4H2O = 22,43 – 0,18.18 =19,19 gam.