Hóa học thực tiễn - một số bài tập cho các em cùng trao đổi nhé!
Câu 1: Những trường hợp bị say hay chết do ăn sắn có một lượng nhỏ HCN (chất lỏng không màu, dễ bay hơi và rất độc). Lượng HCN tập trung nhiều ở phần vỏ sắn. Để không bị nhiễm độc HCN do ăn sắn, khi luộc sắn cần
A. rửa sạch vỏ rồi luộc, khi luộc cho thêm 1 ít muối.
B. tách bỏ vỏ, ngâm nước kỹ rồi luộc.
C. tách bỏ vỏ rồi luộc, khi nước sôi nên mở vung khoảng 5 phút.
D. cho thêm ít nước vôi trong vào nồi luộc sắn để trung hòa HCN.
Câu 2: Thịt gác bếp là món ăn đặc sản độc đáo của đồng bào Thái đen ở vùng cao Tây Bắc chuyên dùng để thiết đãi khách quý. Chỉ bằng phương pháp tẩm ướp các loại gia vị và hun khói bếp mà không cần dùng thêm chất bảo quản nào, thịt gác bếp có thể dự trữ được trong vòng 1 tháng. Hóa chất nào dưới đây trong khói bếp có tác dụng giữ cho thịt không bị hỏng?
A. Phenol và fomanđehit.
B. CO2.
C. CO.
D. K2CO3.
Các em tham khảo lời giải nhé
Câu 1: http://www.baitap123.vn/home/chitietcauhoi/bank/Njk4MDg=-tn123.html">www.baitap123.vn/home/chitietcauhoi/bank/Njk4MDg=-tn123.html
Câu 2: http://www.baitap123.vn/home/chitietcauhoi/bank/Njk3NTY=-tn123.html">www.baitap123.vn/home/chitietcauhoi/bank/Njk3NTY=-tn123.html