Biên bản
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA BIÊN BẢN
1. Tìm hiểu và phân tích ngữ liệu: văn bản 1, 2 (SGK – 123,124)
a. Biên bản ghi lại sự việc:
- VB 1: cuộc họp sinh hoạt chi đội
- VB 2: về việc trả lời giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu, người quản lí hoặc người sử dụng hợp pháp
b. Biên bản cần phải đạt những yêu cầu về chính xác, tường minh, trung thực, khách quan, đầy đủ về nội dung và ngắn gọn, rõ ràng về hình thức.
c. Có một số loại biên bản thường gặp trong thực tế như: biên bản sự vụ, biên bản hội nghị...
Việc ghi lại chân thực, khách quan, đầy đủ những sự việc đang xảy ra hoặc vừa xảy ra được gọi là biên bản
2. Rút ra nhận xét:
- Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.
- Tùy theo nội dung của từng sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau: biên bản hội nghị, biên bản sự vụ,...
II. CÁCH VIẾT BIÊN BẢN
1. Trả lời câu hỏi
a. Phần mở đầu của biên bản gồm những mục:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên của văn bản được viết in hoa, giữa khổ giấy
b. Phần nội dung cụ thể ở các loại biên bản không giống nhau, tuy nhiên cách thức trình bày nội dung thì tương đối giống nhau, đó là trình bày diễn biến và kết quả sự việc .
c. Phần kết thúc của biên bản có mục kí tên của người viết ( đối với biên bản cuộc họp thì đó là thư kí) để xác nhận vai trò của những người tham gia sự việc và trách nhiệm của họ đối với những nội dung đã ghi trong văn bản.
d. Lời văn của biên bản phải rõ ràng, mạch lạc, tường minh, chặt chẽ.
2. Rút ra nhận xét:
- Biên bản gồm có các mục sau:
- Phần mở đầu ( phần thủ tục):
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ ( đôi với biên bản sự vụ, hành chính)
+ Tên biên bản
+ Thời gian, địa điểm
+ Thành phần tham gia và chức trách của họ ( biên bản hội nghị)
- Phần nội dung: Diễn biến và kết quả của sự việc.
- Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo
( nếu có)
=> Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác
II. Luyện tập
1. (SGK – 126)
Những tình huống cần viết biên bản là :
- Diễn biến và kết quả của Đại hội chi đội ( hoặc chi đoàn)
- Một vụ tai nạn giao thông
- Nghiệm thu phòng thí nghiệm.
2. Ghi lại phần mở đầu , các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của biên bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
CHI ĐOÀN 10A2
BIÊN BẢN
CUỘC HỌP GIỚI THIỆU ĐOÀN VIÊN ƯU TÚ
Khai mạc lúc 8h30p, ngày 25, tháng 9, năm 2017
Thành phần tham dự:
- 42 bạn đội viên chi đoàn 10A2
- Thầy Lương Đức Tuấn- GVCN chi đoàn 10A2
- Đại biểu: Thầy Vũ Mạnh Hà – Bí thư Đoàn trường
- Chủ tọa: Lương Phương Thảo
- Thư kí: Nguyễn Thùy Trang
NỘI DUNG CUỘC HỌP
- Bạn Lương Phương Thảo điều hành
+ Thay mặt chi đoàn đọc qua lịch sử thành lập và truyền thống, phẩm chất của những đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
+ Giới thiệu các đoàn viên ưu tú
+ Hỏi ý kiến tán thành / không tán thành của các thành viên chi đoàn 10A2
- Đại diện một trong số những Đoàn viên được giới thiệu lên phát biểu
- Buổi họp giới thiệu đoàn viên ưu tú kết thúc vào lúc 10h45 phút
Chủ tọa
Lương Phương Thảo |
Thư kí
Nguyễn Thùy Trang |