Ghi nhớ bài học |

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ( Tiết 1 + tiết 2)

I. TÌM HIỂU, TIẾP CẬN BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

1. Tìm hiểu ngữ liệu: Bài Tri thức là sức mạnh (Hương Tâm - SGK/ 35. 36)

a. Văn bản trên bàn luận về vấn đề : sức mạnh của tri thức trong đời sống xã hội

b. Văn bản có thể chia làm 3 phần

- Phần 1:  đoạn văn đầu: Khẳng định tầm quan trọng của tri thức bằng cách dẫn dắt một số câu nói nổi tiếng của một số vĩ nhân về sức mạnh của tri thức.

- Phần 2: 2 đoạn tiếp theo: Chứng minh sức mạnh của tri thức về những dẫn chứng trong sản xuất, cách mạng và khoa học nông nghiệp.

- Phần 3: phần còn lại: mặt hạn chế của việc sử dụng tri thức hiện nay, đồng thời chỉ ra hướng bản chất để phát huy tối đa sức mạnh của tri thức, góp phần phát triển đất nước.

=>Tương đương với bố cục 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.

c. Một số câu mang luận điểm chính trong bài:

-  Các câu trong đoạn mở bài

+ “Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê–cơn (TK XVI) đã nói một câu nổi tiếng: “Tri thức là sức mạnh”.

+ “Sau này Lê–nin, một người thầy của cách mạng vô sản Thế giới, lại nói cụ thể hơn: “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”.

+ “Đó là một tư tưởng rất sâu sắc.”

+ “Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy.”

-  “Tri thức đúng là sức mạnh”

-  “Rõ ràng nguời có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi.”

-  “Tri thưc cũng là sức mạnh của cách mạng”

-  “Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức.”

-  “Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực!”

=> Các câu luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết. Bên cạnh đó, những luận cứ và lập luận cũng rất chặt chẽ, góp phần làm sáng tỏ các câu luận điểm.

d. Văn bản này sử dụng  chủ yếu là phép lập luận chứng minh. Cách lập luận rất thuyết phục, bằng cách chọn lọc và đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu và đã từng được công nhận, có sức ảnh hưởng lớn.

e. Bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí khác với nghị luận về một hiện tượng, sự việc trong đời sống.

- Nghị luận vể một tư tưởng đạo lí là những điều đã phần nào được công nhận trong xã hội. Việc nghị luận với các phép giải thích, chứng minh, bác bỏ... nhằm mục đích làm sáng tỏ và từ đó đưa được ra chính kiến, quan điểm riêng của người viết về tư tưởng, đạo lí đó.

- Nghị luận về một hiện tượng đời sống xuất phát  từ những sự việc, hiên tượng trong xã hội. Từ đó, người viết nêu ra và khái quát lên vấn đề mang ý nghĩa tư tưởng, đạo lí.

ðNhư vậy, tư tưởng, đạo lí mang sự khái quát, trìu tượng hơn sự vật, hiện tượng đời sống xã hội.

2. Nhận xét

- Khái niệm: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí  là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống,...của con người.

- Yêu cầu:

+ Về nội dung: Phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,...để chỉ ra chỗ đúng, chỗ sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.

+ Về hình thức: bài viết phải có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động.

II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

1. Lí thuyết

a. Tìm hiểu đề và tìm ý nói chung

-  Xác định tính chất của đề

-  Yêu cầu về nội dung

-  Khoanh vùng tri thức cần có để làm bài nghị luận

-  Tím ý( giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, nội dung, ý nghĩa của tư tưởng đạo lí đó)

b. Lập dàn bài

* Mở bài: Giới thiệu tư tưởng, dạo lí cần nghị luận và xác định, nêu lên được tư tưởng chung của nó

* Thân bài:

- Giải thích nội dung của tư tưởng, đạo lí cần nghị luận

-  Đánh giá tư tưởng, đạo lí đó, kết hợp lí lẽ, lập luận và dẫn chứng chứng minh.

Kết bài:

-  Khẳng định sự đúng / sai của tư tưởng, đạo lí đó ( theo quan điểm cá nhân)

-   Ý nghĩa, vai trò của tư tưởng, đạo lí ấy đối với thời đại ngày nay.

c. Viết bài: Viết bài theo 3 phần đầy đủ, dựa theo phần lập dàn ý.

d. Đọc lại và sửa chữa bài viết

* Ví dụ mẫu: Suy nghĩ về đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn” ( SGK – 52. 53, 54)

1. Mở bài: Có nhiều cách mở bài tùy theo góc độ nhìn nhận vấn đề

-  Đi từ chung đến riêng:

     Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí. Một trong những số đó là câu: “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ này nói lên lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho con người hưởng thụ

-  Đi từ thực tế đến đạo lí:

   Đất nước Việt Nam có nhiều đền chùa và nhiều lễ hội. Một trong những đối tượng được thờ cúng, suy tôn các anh hùng, các vị tổ tiên có công với làng nước. Truyền thống đó đã được phản ánh vào một câu tục ngữ rất hay và cô đọng: “ Uống nước nhớ nguồn”.

2. Thân bài

Dưới đây là những ý có thể cần và có thể viết.

- Giải thích nội dung câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn:

+ Uống nước: hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần.

+ Nguồn: Nguồn gốc, cội nguồn của tất cả những thành quả mà con người được hưởng, bao gồm con người, lịch sử, truyền thống.

+ Nhớ nguồn: thành quả không tự nhiên mà có, cho nên người hưởng thụ phải hiểu biết những giá trị đó, tri ân, gìn giữ, phát huy các thành quả của người làm ra chúng.

- Nhận định, đánh giá ( Bình luận về câu tục ngữ)”:

+ Câu tục ngữ là lời dạy, lời khuyên, lời nhắc nhở, bởi cuộc đời có nhiều người tốt, nhưng cũng không có ít những kẻ vô ơn mà dân gian ta đã khái quát thành những câu tục ngữ, thành ngữ như: Khỏi vòng cong đuôi, Có mới nới cũ, Qua cầu rút ván, Khỏi rên quên thầy, ...

+ Ngày nay, câu nói ấy có nhiều lớp nghĩa: không quên tổ tiên, nói giống; không quên những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ nền độc lập dân tộc ( nguồn là đất nước) ; không quên ơn ông bà, cha mẹ, người thân ( nguồn là gia đình).

+ Một đất nước, một xã hội, gia đình mà giữ được truyền thống đạo lí Uống nước nhớ nguồn là một đất nước, xã hội, gia đình tốt đẹp, bền vững. Người mà biết Uống nước nhớ nguồn là người có đạo đức tốt đẹp.

+ Nhớ nguồn không chỉ là biết ơn, biết gìn giữ, bảo vệ thành quả  đã có mà mỗi người cần phải cố gắng cống hiến để người sau được hưởng thêm thành quả mới, có như thế xã hội mới phát triển, mới nhớ nguồn một cách thiết thực và có động lực, ý nghĩa

3. Kết bài

- Kết bài đi từ nhận thức tới hành động:

  Câu tục ngữ đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, đạo lí của người được hưởng thụ. Hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.

- Kết bài có tính chất tổng kết:

 Câu tục ngữ ngắn gọn mà hàm ý sâu sa, nói về nghĩa vụ của những ai đang hưởng thụ các thành quả.

III.  Luyện tập, vận dụng

1. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: (SGK - 36,37)

a. Văn bản trên thuộc nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí.

b. Văn bản trên nghị luận về tầm quan trọng của thời gian trong đời sống xã hội. Có các luận điểm chính :

- Thời gian là vàng nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

- Thời gian là sự sống

- Thời gian là thắng lợi

-  Thời gian là tiền

-  Thời gian là tri thức

-  Tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

c. Phép lập luận chính trong bài này là phép chứng minh. Cách lập luận thuyết phục bởi sự chặt chẽ và lí lẽ dẫn chứng chính xác, đúng đắn, hợp lí.

2. Lập dàn ý cho đề Tinh thần tự học

2.1. Tìm hiểu đề và tìm ý

- Vấn đề nghị luận: tinh thần tự học

- Mệnh lệnh của đề là gì?: Không có mệnh lệnh cụ thể mà đưa ra vấn đề chung đó là tinh thần tự học, tuy nhiên chúng ta vẫn phải xác định được các thao tác cụ thể để làm bài: giải thích, chứng minh, phân tích...)

- Tìm ý: Tự học là gì? Biểu hiện của tự học? Tại sao phải tự học? Tự học khác với học với thầy cô bạn bè như thế nào? Những phẩm chất cần có của người có tinh thần tự học là gì? Nêu một số tấm gương tự học mà em biết?

2.2. Lập dàn ý

a. Mở bài

- Trong cuộc sống để có thể chiếm lĩnh được kiến thức bao la, để hướng tới đích của thành công thì mỗi nguời cần phải học tập. Có nhiều cách để học, bên cạnh học ở trường lớp dưới sự hướng dẫn của các thầy cô thì tinh thần tự học cũng chính là một phương pháp thiết thực và đem lại hiệu quả cao cho những ai muốn khám phá và bồi đắp tri thức.

b. Thân bài

* Giải thích: 

-  Tinh thần tự học là sự  mày mò, tự tìm hiểu, tự khám phá tri thức để tự tiếp thu tri thức.

-  Tại sao cần phải có tinh thần tự học?

 +  Như chúng ta đã biết việc học ở trường lớp dưới sự hướng dẫn của thầy cô bị khống chế bởi thời lượng của tiết học, về thời gian truyền thụ kiến thức. Những kiến thức thầy cô chia sẻ với chúng ta chỉ là những điều cơ bản hoặc trọng tâm một phần nào đó. Do vậy để khám phá và có vốn kiến thức phong phú và đa dạng hơn thì đòi hỏi mỗi chúng ta phải tự học , tự trau dồi.

+ Nếu như không có tinh thần tự học, tự thỏa mãn với những kiến thức mà thầy cô cung cấp thì sẽ dẫn đến tình trạng hạn chế tầm mở rộng hiểu biết bởi biển học mênh mông. Nếu như không có tinh thần tự học thì  một ngày nào đó, kiến thức mà chúng ta thu nạp được sẽ bị giới hạn, đóng khung và lạc hậu.

+ Hơn thế nữa, không có tinh thần tự học, tức không có năng lực tự trau dồi tri thức thì dần dần chúng ta sẽ trở nên bị động, thụ động. Sẽ không còn sự tiếp nhận và lĩnh hội được kiến thức nếu như không có sự truyền thụ kiến thức của người khác ( thầy cô, bạn bè), mất dần năng lực tự tổ chức tư duy, từ đó không thích ứng và ứng phó được với những hoàn cảnh thay đổi của môi trường  cuộc sống. Đây chính là điều tối kị và di ngược lại với nguyên tắc và mục đích của việc học

* Bàn luận+ chứng minh:

+ Người có tinh thần tự học cần phải có các phẩm chất, đó là sự chủ động, tính kiên trì nhẫn nại, chí tiến thủ, tinh thần ham học hỏi và luôn phấn đấu để chiễm lĩnh được kho tàng tri thức của nhân loại. Họ luôn biết quan sát xung quanh, noi theo những tấm gương tiêu biểu, mẫu mực trong việc tự học

+ Có rất nhiều những tấm gương đạt được thành công trong cuộc sống nhờ có tinh thần tự học. Chủ tịch Hồ Chí Minh tự học và thành thạo được nhiều ngoại ngữ (Anh, Pháp, Trung, Nga...), Ê-đi–xơn khi đã là một nhà bác học vẫn không không thôi chí cầu tiến, học không ngừng nghỉ : “Bác học không có nghĩa là ngừng học”, hay như vĩ nhân Lê – nin đã từng khẳng định “Học, học nữa, học mãi”...Đó chính là những động lực, những niềm tin cho chúng ta trong quá trình tự học và sáng tạo, phát triển năng lực của bản thân.

-  Tự học bằng cách nào?

+ Chúng ta có thể tự học bằng nhiều cách: trao đổi học tập với thầy cô, bạn bè, học qua sách vở, qua mạng internet, học qua thực tiễn trải nghiệm của cuộc sống, qua sự rút kinh nghiệm những vấp ngã, những thất bại, qua cả những thành tích mà bạn đã gặt hái được.

c. Kết bài

 -  “Cuộc đời là cái thang không nấc chót

      Việc học là cuốn sách không trang cuối.”

      Do vậy bạn đừng thỏa mãn và tự phụ với những gì mà mình đang có, luôn phải cố gắng và nỗ lực để kiến thức và năng lực không bị thui chột, hạn định.

- Rút ra bài học, liên hệ bản thân:

+ Tinh thần tự học rất cần thiết cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối với những thanh niên trẻ, việc tự học lại càng quan trọng và cẩn thiết vì nó đây là lứa tuổi tiếp thu kiến thức nhanh nhất.

+ Mỗi người cần phải đề ra và tự rèn luyện tinh thần tự học tự làm chủ được quá trình học tập , phát triển được năng lực của bản thân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                               

Thống kê thành viên
Tổng thành viên 17.774
Thành viên mới nhất HUYENLYS
Thành viên VIP mới nhất dungnt1980VIP

Mini games


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay




Mọi người nói về tpedu.vn


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay
(Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)

  • BẠN NGUYỄN THU ÁNH
  • Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
  • Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại tpedu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
  • BẠN TRẦN BẢO TRÂM
  • Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
  • T&P Edu có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
  • BẠN NGUYỄN THU HIỀN
  • Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
  • Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên tpedu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.

webhero.vn thietkewebbds.vn