Ghi nhớ bài học |

Phép toán về luỹ thừa

LŨY THỪA

 

A. Lý thuyết cơ bản:

1. Lũy thừa với số mũ nguyên:

- Lũy thừa với số mũ nguyên dương: Cho a\in \mathbb{R},\,\,n\in {{\mathbb{N}}^{*}}. Khi đó

- Lũy thừa với số mũ nguyên âm: a\in {{\mathbb{R}}^{*}},\,\,n\in {{\mathbb{N}}^{*}}. Khi đó {{a}^{-n}}=\frac{1}{{{a}^{n}}} và {{a}^{0}}=1.

Lưu ý: {{0}^{0}} và {{0}^{-n}} không có nghĩa.

2. Lũy thừa với số mũ hữu tỉ:

Cho a>0 và số hữu tỉ r=\frac{m}{n}; trong đó m\in \mathbb{Z},\,\,n\in \mathbb{N},\,n\ge 2. Khi đó {{a}^{r}}={{a}^{\frac{m}{n}}}=\sqrt[n]{{{a}^{m}}}.

3. Lũy thừa với số mũ vô tỉ:

Cho a>0,\,\alpha \in \mathbb{R},\,({{r}_{n}}) là dãy số hữu tỉ sao cho \underset{n\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,{{r}_{n}}=\alpha . Khi đó {{a}^{\alpha }}=\underset{n\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,{{a}^{{{r}_{n}}}}.

4. Các tính chất của lũy thừa:

Cho a,\,\,b là các số thực dương, x,y là các số thực tùy ý.

         + {{a}^{x+y}}={{a}^{x}}.{{a}^{y}} và {{a}^{x-y}}=\frac{{{a}^{x}}}{{{a}^{y}}}.

         + {{a}^{x}}.{{b}^{x}}={{(ab)}^{x}};\,\,\frac{{{a}^{x}}}{{{b}^{x}}}={{\left( \frac{a}{b} \right)}^{x}} và {{({{a}^{x}})}^{y}}={{a}^{x.y}}.

         + Nếu a>1 thì {{a}^{x}}>{{a}^{y}}\Leftrightarrow x>y.

         + Nếu 0<a<1 thì {{a}^{x}}>{{a}^{y}}\Leftrightarrow x<y.

5. Công thức lãi kép:

* Định nghĩa: Lãi kép là phần lãi của kì sau được tính trên số tiền gốc kì trước cộng với phần lãi của kì trước.

* Công thức: Giả sử số tiền gốc là A, lãi suất r% mỗi kì gửi.

   - Số tiền nhận được cả gốc và lãi sau n kì hạn gửi là A{{(1+r)}^{n}}.

   - Số tiền lãi nhận được sau n kì hạn gửi là A{{(1+r)}^{n}}-A=A{{[1+r)}^{n}}-1].

 

B. Bài tập:

Ví dụ 1.1 (Sở GD Vĩnh Phúc) Giá trị của biểu thức P=\frac{{{2}^{3}}{{.2}^{-1}}+{{5}^{-3}}{{.5}^{4}}}{{{10}^{-1}}-{{(0,1)}^{0}}} là

    A. -9.                            B. 9.                                  C. -10.                               D. 10.

Lời giải:

P=\frac{{{2}^{3}}{{.2}^{-1}}+{{5}^{-3}}{{.5}^{4}}}{{{10}^{-1}}-{{(0,1)}^{0}}}=\frac{{{2}^{2}}+{{5}^{1}}}{\frac{1}{10}-1}=\frac{9}{-0,9}=-10.

Chọn C.

Ví dụ 1.2 (THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – An Giang 2017) Cho biểu thức P={{\text{ }\!\![\!\!\text{ }{{(0,1)}^{2}}\text{ }\!\!]\!\!\text{ }}^{100}}.\frac{{{(0,1)}^{6}}}{{{(0,1)}^{3}}} được thu gọn thành biểu thức nào sau đây?

    A. P={{(0,1)}^{105}}.           B. P={{(0,1)}^{203}}.               C. P={{(0,1)}^{202}}.              D. P={{(0,1)}^{104}}.

Lời giải:

Ta có \displaystyle P={{\text{ }\!\![\!\!\text{ }{{(0,1)}^{2}}\text{ }\!\!]\!\!\text{ }}^{100}}.\frac{{{(0,1)}^{6}}}{{{(0,1)}^{3}}}={{(0,1)}^{200}}.\frac{{{(0,1)}^{6}}}{{{(0,1)}^{3}}}={{(0,1)}^{200+6-3}}={{(0,1)}^{203}}.

Chọn B.

Ví dụ 1.3 (THPT Minh Hà) Cho 0<a\ne 1. Rút gọn \frac{{{({{a}^{3}})}^{4}}}{{{a}^{2}}.{{a}^{\frac{3}{2}}}} bằng

    A. {{a}^{9}}.                           B. {{a}^{\frac{17}{2}}}.                                C. {{a}^{\frac{23}{2}}}.                             D. {{a}^{\frac{7}{2}}}.

Lời giải:

Ta có \frac{{{({{a}^{3}})}^{4}}}{{{a}^{2}}.{{a}^{\frac{3}{2}}}}=\frac{{{a}^{3.4}}}{{{a}^{2+\frac{3}{2}}}}=\frac{{{a}^{12}}}{{{a}^{\frac{7}{2}}}}={{a}^{12-\frac{7}{2}}}={{a}^{\frac{17}{2}}}.

Chọn B.

Ví dụ 1.4: Cho f(x)=\sqrt[3]{x}.\sqrt[6]{x}. Khi đó f(0,09) bằng

    A. 0,1.                         B. 0,2.                               C. 0,3.                             D. 0,4.

Lời giải:

Ta có f(x)=\sqrt[3]{x}.\sqrt[6]{x}={{x}^{\frac{1}{3}}}.{{x}^{\frac{1}{6}}}={{x}^{\frac{1}{3}+\frac{1}{6}}}={{x}^{\frac{1}{2}}}=\sqrt{x}.

Do đó f(0,09)=\sqrt{0,09}=0,3.

Chọn C.

Ví dụ 1.5: Rút gọn biểu thức P=\frac{{{({{a}^{\sqrt{3}-1}})}^{\sqrt{3}+1}}}{{{a}^{\sqrt{5}-3}}.{{a}^{1-\sqrt{5}}}}\,\,\,\,\,(a>0). Kết quả là

A. {{a}^{4}}                                B. a                                   C. 1                                 D. {{a}^{-4}}

Lời giải:

P=\frac{{{({{a}^{\sqrt{3}-1}})}^{\sqrt{3}+1}}}{{{a}^{\sqrt{5}-3}}.{{a}^{1-\sqrt{5}}}}=\frac{{{a}^{(\sqrt{3}-1)(\sqrt{3}+1)}}}{{{a}^{\sqrt{5}-3+1-\sqrt{5}}}}=\frac{{{a}^{2}}}{{{a}^{-2}}}={{a}^{4}}Chọn A.

Ví dụ 1.6: Biểu thức \sqrt{x\sqrt{x\sqrt{x\sqrt{x}}}}\,\,\,(x>0) được viết dưới dạng lũy thừa với số mũ hữu tỉ là

A. {{x}^{\frac{15}{8}}}                              B. {{x}^{\frac{7}{8}}}                                C. {{x}^{\frac{15}{16}}}                              D. {{x}^{\frac{3}{16}}}

Lời giải:

\sqrt{x\sqrt{x\sqrt{x\sqrt{x}}}}\,=\sqrt{x\sqrt{x\sqrt{x.{{x}^{\frac{1}{2}}}}}}=\sqrt{x\sqrt{x\sqrt{{{x}^{\frac{3}{2}}}}}}=\sqrt{x\sqrt{x.{{({{x}^{\frac{3}{2}}})}^{\frac{1}{2}}}}}

                         =\sqrt{x\sqrt{{{x}^{\frac{7}{4}}}}}=\sqrt{x.{{({{x}^{\frac{7}{4}}})}^{\frac{1}{2}}}}=\sqrt{{{x}^{\frac{15}{8}}}}={{x}^{\frac{15}{16}}}

Chọn C.

Ví dụ 1.7 (Đề minh họa năm 2017) Tính P={{(7+4\sqrt{3})}^{2017}}{{(7-4\sqrt{3})}^{2016}}.

A. P=1.                                                               B. P=7-4\sqrt{3}.    

C. P=7+4\sqrt{3}.                                                  D. P={{(7+4\sqrt{3})}^{2016}}

Lời giải:

Ta có P={{(7+4\sqrt{3})}^{2017}}{{(7-4\sqrt{3})}^{2016}} ={{\text{ }\!\![\!\!\text{ }(7+4\sqrt{3})(7-4\sqrt{3})\text{ }\!\!]\!\!\text{ }}^{2016}}(7+4\sqrt{3})=7+4\sqrt{3}

Chọn C.

Ví dụ 1.8: Cho biểu thức A={{(a+1)}^{-1}}+{{(b+1)}^{-1}}. Nếu a={{(2+\sqrt{3})}^{-1}} và b={{(2-\sqrt{3})}^{-1}} thì giá trị của A là

A. 1                                 B. 2                                  C. 3                                  D. 4

Lời giải:

Ta có a={{(2+\sqrt{3})}^{-1}}=\frac{1}{2+\sqrt{3}}=\frac{2-\sqrt{3}}{(2+\sqrt{3})(2-\sqrt{3})}=2-\sqrt{3}

        b={{(2-\sqrt{3})}^{-1}}=\frac{1}{2-\sqrt{3}}=\frac{2+\sqrt{3}}{(2-\sqrt{3})(2+\sqrt{3})}=2+\sqrt{3}

Thay a=2-\sqrt{3} và b=2+\sqrt{3} vào biểu thức A, ta được:

A={{(2-\sqrt{3}\text{+1)}}^{-1}}+{{(2+\sqrt{3}\text{+1)}}^{-1}}={{(3-\sqrt{3})}^{-1}}+{{(3+\sqrt{3})}^{-1}} 

                             =\frac{1}{3-\sqrt{3}}+\frac{1}{3+\sqrt{3}}=\frac{3+\sqrt{3}+3-\sqrt{3}}{(3-\sqrt{3})(3+\sqrt{3})}=1

Chọn A.

Ví dụ 1.9: Cho {{9}^{x}}+{{9}^{-x}}=23. Khi đó K=\frac{5+{{3}^{x}}+{{3}^{-x}}}{1-{{3}^{-x}}-{{3}^{x}}} có giá trị bằng:

A. -\frac{5}{2}.                           B. \frac{1}{2}.                                 C. \frac{3}{2}.                                   D. 2

Lời giải:

Ta có :

  {{9}^{x}}+{{9}^{-x}}=23\Leftrightarrow {{3}^{2x}}+\frac{1}{{{3}^{2x}}}=23\Leftrightarrow {{3}^{2x}}+{{2.3}^{x}}.\frac{1}{{{3}^{x}}}+\frac{1}{{{3}^{2x}}}=25

                          \Leftrightarrow {{\left( {{3}^{x}}+\frac{1}{{{3}^{x}}} \right)}^{2}}=25\Rightarrow {{3}^{x}}+\frac{1}{{{3}^{x}}}=5.

Khi đó K=\frac{5+\left( {{3}^{x}}+\frac{1}{{{3}^{x}}} \right)}{1-\left( {{3}^{x}}+\frac{1}{{{3}^{x}}} \right)}=-\frac{5}{2}.

Chọn đáp án A.

Ví dụ 1.10: Rút gọn \frac{{{a}^{-1}}+{{(b+c)}^{-1}}}{{{a}^{-1}}-{{(b+c)}^{-1}}}.\left( 1+\frac{{{b}^{2}}+{{c}^{2}}-{{a}^{2}}}{2bc} \right).{{(a+b+c)}^{-2}} được:

A. \frac{1}{2ab}.                           B. \frac{1}{2ac}.                           C. \frac{1}{2bc}.                                   D. \frac{1}{2(b+c)}.

Lời giải:

   \frac{{{a}^{-1}}+{{(b+c)}^{-1}}}{{{a}^{-1}}-{{(b+c)}^{-1}}}.\left( 1+\frac{{{b}^{2}}+{{c}^{2}}-{{a}^{2}}}{2bc} \right).{{(a+b+c)}^{-2}} =\frac{\frac{1}{a}+\frac{1}{b+c}}{\frac{1}{a}-\frac{1}{b+c}}.\left( \frac{2bc+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}-{{a}^{2}}}{2bc} \right).\frac{1}{{{(a+b+c)}^{2}}}

  \displaystyle =\frac{a+b+c}{b+c-a}.\frac{{{(b+c)}^{2}}-{{a}^{2}}}{2bc}.\frac{1}{{{(a+b+c)}^{2}}}
  \displaystyle =\frac{a+b+c}{b+c-a}.\frac{(a+b+c)(b+c-a)}{2bc}.\frac{1}{{{(a+b+c)}^{2}}}=\frac{1}{2bc}

Chọn đáp án C.

Thống kê thành viên
Tổng thành viên 17.774
Thành viên mới nhất HUYENLYS
Thành viên VIP mới nhất dungnt1980VIP

Mini games


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay




Mọi người nói về tpedu.vn


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay
(Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)

  • BẠN NGUYỄN THU ÁNH
  • Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
  • Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại tpedu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
  • BẠN TRẦN BẢO TRÂM
  • Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
  • T&P Edu có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
  • BẠN NGUYỄN THU HIỀN
  • Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
  • Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên tpedu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.

webhero.vn thietkewebbds.vn