1. Đặc điểm chung của địa hình
a. Địa hình đồi núi chiêm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, núi trung bình 14%, núi cao chỉ có 1%.
- Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất đai.
b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
- Địa hình có cấu trúc cổ được vận độngTân kiến tạo làm trẻ lại
+ Địa hình già trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
+ Địa bình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Cấu trúc gồm 2 hình chính
+ Hướng TB - ĐN: Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
+ Hướng vòng cung: Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
c. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
2. Các khu vực địa hình
a. Khu vực đồi núi:
a1. Khu vực núi: chia làm 4 vùng núi
* Vùng núi Đông Bắc
- Giới hạn: Nằm phía tả ngạn (phía đông thung lũng) sông Hồng.
- Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
- Gồm 4 cánh cung lớn mở rộng về phía bắc và đông chụm lại ở Tam Đảo.
- Hướng nghiêng: cao ở Tây Bắc và thấp xuống Đông Nam.
- Có các thung lũng sông chảy theo hướng cánh cung của các dãy núi như: sông Gâm, sông Cầu, sông Thương...
* Vùng núi Tây Bắc:
- Giới hạn: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Địa hình cao nhất nước ta với dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ (có đỉnh Phanxipang 3143m).
- Các dãy núi hướng tây bắc - đông nam, xen giữa là cao nguyên đá vôi (cao nguyên Sơn La, Mộc Châu).
- Có các thung lũng sông chảy cùng hướng tây bắc - đông nam như: sông Đà, sông Mã, sông Chu...
* Vùng núi Trường Sơn Bắc:
- Giới hạn: Từ sông Cả tới dãy núi Bạch Mã.
- Hướng núi: tây bắc - đông nam.
- Địa hình chủ yếu là núi thấp.
- Các dãy núi song song, so le nhau, cao ở hai đầu, thấp ở giữa là vùng núi đá vôi (Quảng Bình, Quảng Trị).
* Vùng núi Trường Sơn Nam:
- Giới hạn từ dãy Bạch Mã trở vào phía nam.
- Hướng núi: vòng cung.
- Địa hình cao ở 2 đầu với các khối núi Kontum và khối núi cực Nam Trung Bộ, sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng.
- Các cao nguyên ba dan xếp tầng như: Playku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên... bề mặt bằng phẳng, độ cao xếp tầng 500 - 800 - 1000m.
a2. Đồi trung du và bán bình nguyên:
- Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
- Bán bình nguyên có nhiều nhất ở Đông Nam bộ với các bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m và bề mặt badan cao khoảng 200m.
- Đồi trung du tập trung ở phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng, rìa của đồng bằng ven biển miền Trung.
b) Khu vực đồng bằng
* Đồng bằng châu thổ gồm: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Đồng bằng sông Hồng:
+ Nguồn gốc: được bồi đắp từ phù sa sông Hồng và sông Thái Bình.
+ Diện tích: 15 000km2.
+ Địa hình cao ở tây bắc thấp dần xuống đông nam, trên bề mặt đồng bằng có nhiều ô trũng, ven sông, ven biển có hệ thống đê bao bọc.
+ Đặc điểm khác: đất chủ yếu là đất phù sa, trong đê là đất phù sa bạc màu, ngoài đê là đất phù sa màu mỡ do được bồi đắp hàng năm; có mạng lưới sông ngòi dày đặc; được con người khác thác từ lâu đời và làm biến đổi mạnh.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Nguồn gốc: được bồi đắp hàng năm từ phù sa hệ thống sông Mê Công.
+ Diện tích: 40 000km2.
+ Địa hình: thấp và bằng phẳng, có nhiều ô trũng lớn,có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
+ Đặc điểm khác: Đất chủ yếu là phù sa nhưng tính chất đất phức tạp: 2/3 là đất phèn, đất mặn,đất phù sa ngọt chỉ chiếm khoảng 1/3 diện tích; sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; còn chịu tác động mạnh của tự nhiên.
* Đồng bằng ven biển
- Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp. Đất nhiều cát, ít phù sa.
- Diện tích 15000 km2.
- Hẹp chiều ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ: Đồng bằng sông Mã, sông Chu; đồng bằng sông Cả, sông Thu Bồn, ... Ở mỗi đồng bằng địa hình chia làm 3 dải: ngoài cùng là đầm phá, ở giữa trũng và trong cùng là đồng bằng.
3. Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế - xã hội
a. Khu vực đồi núi
* Thuận lợi
- Khoáng sản: Vùng đồi núi tập trung nhiều khoáng sản có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh nên thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp.
- Tài nguyên rừng và đất trồng: thuận lợi cho phát triển nền nông - lâm nghiệp nhiệt đới.
+ Rừng giàu có về thành phần loài với nhiều loài quý hiếm, tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.
+ Bề mặt cao nguyên, thung lũng thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc với các loài nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Vùng bán bình nguyên và đồi trung du có thể trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lương thực.
- Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thuỷ điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai...).
- Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Mẫu Sơn…
* Khó khăn
- Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.
- Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ
quét, xói mòn, sạt lở đất, tại các đứt gãy còn phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương mù, rét hại…
b. Khu vực đồng bằng
* Thuận lợi:
+ Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, đặc biệt là lúa gạo.
+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản.
+ Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại. .
* Các hạn chế: Thường xuyên chịu nhiều thiên tai bão, lụt, hạn hán...
Phản hồi - đóng góp ý kiến
Không được lạm dụng SPAM hệ thống - Nếu vi phạm: Thành viên thường (xóa nick), Thành viên VIP (khóa nick 10 - 50 ngày).
Mã xác nhận *
Gửi câu hỏi tới kênh thảo luận - Forum
Không được lạm dụng SPAM hệ thống - Nếu vi phạm: Thành viên thường (xóa nick), Thành viên VIP (khóa nick 10 - 50 ngày).
Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay (Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)
BẠN NGUYỄN THU ÁNH
Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại tpedu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
BẠN TRẦN BẢO TRÂM
Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
T&P Edu có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
BẠN NGUYỄN THU HIỀN
Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên tpedu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.