Bài tập hóa học ôn luyện theo Level

I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ: 1. Khái niệm - Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ các oxit của cacbon, muối cacbonat, xianua và cacbua…) - Hoá học hữu cơ là ngành hoá học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.  2. Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ       - Đặc điểm cấu tạo : Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.       - Tính chất vật lý :             + Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp. + Phần lớn không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.       - Tính chất hóa học : + Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dễ cháy. + Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau, nên tạo ra hỗn hợp nhiều sản phẩm. II.Phân loại và gọi tên các hợp chất hữu cơ: 1. Phân loại a. Dựa vào thành phần các nguyên tố: - Hợp chất hữu cơ thường chia thành hai loại : + Hiđrocacbon : Là những hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ chứa hai nguyên tố C, H. Hiđrocacbon lại được chia thành các loại : Hiđrocacbon no (CH4, C2H6…) ; hiđrocacbon không no (C2H4, C2H2…) ; hiđrocacbon thơm (C6H6, C7H8…). + Dẫn xuất của hiđrocacbon : Là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử ngoài các nguyên tố C, H thì còn có những nguyên tố khác như O, N, Cl, S.… Dẫn xuất của hidđrocacbon lại được chia thành dẫn xuất halogen như CH3Cl, C6H5Br,…; ancol như CH3OH, C2H5OH,…; anđehit như HCHO, CH3CHO. b. Theo mạch  cacbon: mạch phân nhánh, không phân nhánh và mạch vòng 2. Nhóm chức       - Là những nhóm nguyên tử (-OH, -CHO, -COOH, -NH2…) gây ra phản ứng đặc trưng của phân tử hợp chất hữu cơ. 3. Danh pháp hữu cơ a. Tên thông thường       Tên thông thường củahợp chất hữu cơ thường hay được đặt theo nguồn gốc tìm  ra chúng, đôi khi có thể có phần đuôi để chỉ rõ hợp chất thuộc loại nào. Ví dụ : HCOOH  : axit fomic              ;  CH3COOH : axit axetic ; C10H20O : mentol                        (formica : Kiến)               (acetus : Giấm)                (mentha piperita : Bạc hà) b.Tên hệ thống theo danh pháp IUPAC ● Tên gốc - chức: tên phần gốc  ||  tên phần định chức      (etyl   ||   clorua)                    (etyl  ||   axetat )                    (etyl  metyl  ||  ete)                      CH3CH2 -  Cl                          CH3CH2 -O-COCH3                          CH3 CH2 - O - CH3   ● Tên thay thế     Vi dụ :       CH4                   CH3Cl                     C2H6                       C2H5Cl                     Metan              Clometan                  Etan                     Cloetan Tên thay thế được viết liền (không viết cách như tên gốc - chức), có thể được phân làm ba phần như sau :             H3C-CH3                       H3C-CH2Cl                        H2C=CH2                        HC ≡CH                 (et + an)                     (clo + et + an)                 (et + en)                         (et + in)                         etan                              cloetan                           eten                            etin                 CH2=CH-CH2-CH3             CH3-CH=CH-CH3        but-1-en                              but-2-en                          Để gọi tên hợp chất hữu cơ, cần thuộc tên các số đếm và tên mạch cacbon      Số đếm             Mạch cacbon chính 1      mono 2      đi 3      tri 4      tetra 5      penta 6      hexa 7      hepta 8      octa 9      nona 10    đeca  C                                           met  C-C                                       et  C-C-C                                   prop  C-C-C-C                               but  C-C-C-C-C                           pent  C-C-C-C-C-C                        hex  C-C-C-C-C-C-C                    hep  C-C-C-C-C-C-C-C                oct  C-C-C-C-C-C-C-C-C            non  C-C-C-C-C-C-C-C-C-C        đec          Không xuất phát từ      số đếm           Xuất phát từ số đếm    III. Sơ lược về phân tích nguyên tố: 1. Phân tích định tính: a. Mục đích: Xác định các nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ. b. Nguyên tắc: Chuyển hợp chất hữu cơ thành các chất vơ cơ đơn giản, rồi nhận biết bằng phản ứng đặc trưng. c. Phương pháp tiến hành: * Xác định C,H:             * Xác định nitơ: Chuyển N thành NH3 → quì ẩm hóa xanh→ có N 2. Phân tích định lượng: a. Mục đích: Xác định % khối lượng các nguyên tố trong phân tử HCHC.  b. Nguyên tắc: Cân 1 lượng chính xác HCHC (a gam), sau đó chuyển HCHC thành HCVC, rồi định lượng chúng bằng PP khối lượng hoặc thể tích.  c. Biểu thức tính: - mC=mCO244.12 => %C=mCa.100%-mH=mH2O18 => %H=mHa.100%- mN=2.mN222,4.14 => %N=mNa.100% - mO=a-(mC+mH+mN+...) => %O=100%-(%C +%H +%N +...)  

Thống kê thành viên
Tổng thành viên 17.774
Thành viên mới nhất HUYENLYS
Thành viên VIP mới nhất dungnt1980VIP

Mini games


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay




Mọi người nói về tpedu.vn


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay
(Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)

  • BẠN NGUYỄN THU ÁNH
  • Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
  • Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại tpedu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
  • BẠN TRẦN BẢO TRÂM
  • Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
  • T&P Edu có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
  • BẠN NGUYỄN THU HIỀN
  • Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
  • Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên tpedu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.

webhero.vn thietkewebbds.vn