I. Nước Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973
1. Kinh tế
* Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh:
- Công nghiệp chiếm 56,5% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
- Nông nghiệp gấp hai lần 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại.
- Có hơn 50% số lượng tàu bè đi lại trên biển, 3/4 dự trữ vàng thế giới, chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới…
- Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ là trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.
* Nguyên nhân:
- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo.
- Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí.
- Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất…
- Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nước.
- Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có hiệu quả.
2. Khoa học - kĩ thuật
- Mĩ là nước khởi đầu và đạt nhiều thành tựu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại: đi đầu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động); vật liệu mới (polyme, vật liệu tổng hợp); năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch); sản xuất vũ khí, chinh phục vũ trụ, ”cách mạng xanh” trong nông nghiệp…
- Thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển, ảnh hưởng lớn đến thế giới.
3. Về đối ngoại
Dựa vào sức mạnh quân sự, kinh tế để triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
Tháng 3/1947, trong diễn văn đọc trước Quốc hội Mĩ, Tổng thống Truman công khai tuyên bố: "Sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản”.
- Mục tiêu của "Chiến lược toàn cầu”:
+ Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn CNXH.
+ Đàn áp phong trào GPDT, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
+ Khống chế, chi phối các nước đồng minh.
- Khởi xướng cuộc "Chiến tranh lạnh”, dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng và nguy hiểm với Liên Xô, gây ra hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược, bạo loạn, lật đổ... trên thế giới (Triều Tiên, Việt Nam, Cuba, Trung Đông…).
- Tháng 2 - 1972, Tổng thống Níchxơn thăm Trung Quốc, năm 1979 thiết lập quan hệ Mĩ - Trung Quốc; tháng 5 - 1972 thăm Liên Xô.
II. Nước Mĩ từ năm 1973 đến năm 1991
1. Kinh tế, khoa học - kĩ thuật
- Từ năm 1973 – 1982: khủng hoảng và suy thoái kéo dài (1976, lạm phát 40%).
- Từ năm 1983, kinh tế Mĩ phục hồi và phát triển. Tuy vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính nhưng tỷ trọng kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới giảm sút (cuối 1980, chỉ chiếm 23% tổng sản phẩm kinh tế thế giới).
- Khoa học - kĩ thuật tiếp tục phát triển nhưng ngày càng bị cạnh tranh ráo riết bởi Tây Âu, Nhật Bản.
2. Đối ngoại
+ Mĩ kí Hiệp định Pari 1973, rút quân khỏi Việt Nam. Tiếp tục triển khai "chiến lược toàn cầu" và theo đuổi Chiến tranh lạnh. Học thuyết Reagan và chiến lược "Đối đầu trực tiếp" chủ trương tăng cường chạy đua vũ trang, can thiệp vào các địa bàn chiến lược và điểm nóng thế giới.
+ Giữa thập niên 80, xu thế hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới. Tháng 12/1989, Mĩ – Xô chính thức tuyên bố kết thúc Chiến tranh lạnh, nhưng Mĩ và các đồng minh vẫn tác động vào cuộc khủng hoảng dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu.
III. Nước Mĩ từ năm 1991 đến năm 2000
1. Kinh tế, khoa học – kĩ thuật và văn hóa
- Thập niên 90, kinh tế suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới.
Tổng thống Clinton (1993 - 2001) cầm quyền, kinh tế Mĩ phục hồi và phát triển trở lại. Kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới: GNP là 9873 tỷ USD, GNP đầu người là 36.487 USD, chiếm 25% giá trị tổng sản phẩm thế giới, chi phối nhiều tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế như WTO, INF, G7, WB…
- KH - KT: phát triển mạnh, chiếm 1/3 lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới (đến năm 2003, Mĩ đạt 286/755 giải Nobel khoa học).
Đạt nhiều thành tựu văn hóa đáng chú ý: Giải Osca (điện ảnh), Grammy (âm nhạc), 11 giải Nobel văn chương (thứ hai thế giới sau Pháp).
2. Chính trị và đối ngoại
- Thập niên 90, chính quyền B.Clinton thực hiện chiến lược "Cam kết và mở rộng”:
+ Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
+ Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.
+ Sử dụng khẩu hiệu "Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
- Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, Mĩ có tham vọng chi phối và lãnh đạo toàn thế giới nhưng chưa thể thực hiện được.
+ Với sức mạnh kinh tế, khoa học – kĩ thuật Mĩ thiết lập trật tự thế giới "đơn cực", nhưng thế giới không chấp nhận.
+ Vụ khủng bố ngày 11/09/2001 cho thấy bản thân nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố làm cho Mĩ thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại ở thế kỉ XXI.
Phản hồi - đóng góp ý kiến
Không được lạm dụng SPAM hệ thống - Nếu vi phạm: Thành viên thường (xóa nick), Thành viên VIP (khóa nick 10 - 50 ngày).
Mã xác nhận *
Gửi câu hỏi tới kênh thảo luận - Forum
Không được lạm dụng SPAM hệ thống - Nếu vi phạm: Thành viên thường (xóa nick), Thành viên VIP (khóa nick 10 - 50 ngày).
Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay (Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)
BẠN NGUYỄN THU ÁNH
Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại tpedu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
BẠN TRẦN BẢO TRÂM
Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
T&P Edu có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
BẠN NGUYỄN THU HIỀN
Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên tpedu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.