Bài tập ngữ văn ôn luyện theo Level

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960). Quê: Đông Anh- Hà Nội - Ông bắt đầu viết văn từ trước 1945. Các sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đề cao tinh thần dân tộc và giảu cảm hứng lịch sử. Từ sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Huy Tưởng là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng. Những sáng tác đó có nhiều đóng góp trong việc phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến với những tác phẩm đậm chất anh hùng và không khí lịch sử. Ngoài ra, ông còn viết một số tác phẩm cho thiếu nhi, được các bạn nhỏ yêu thích. - Năm 1996, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật 2. Kịch Bắc Sơn - Được sáng tác và đưa lên sân khấu đầu năm 1946, trong không khí sôi sục của những năm đầu kháng chiến. Bắc Sơn là tác phẩm kịch đầu tiên đã thể hiện thành công một sự kiện cách mạng và những nhân vật mới của thời đại: quần chúng và người chiến sĩ cách mạng. Vở kịch được đánh giá là sự khởi đầu cho nền kịch cách mạng trên cách mạng sân khấu nước nhà. * Tóm tắt - Kịch Bắc Sơn gồm có 5 hồi. Đoạn trích được học là hai lớp của hồi bốn, thể hiện cuộc đấu tranh nội tâm của Thơm và hành động cứu hai người cán bộ cách mạng của cô (văn bản có lược bỏ một đoạn ở lớp III cho gọn). - Vở kịch lấy bối cảnh  là cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940- 1941) và tập trung vào gia đình cụ Phương, một dân tộc Tày ở Bắc Sơn. Cụ Phương và Sáng- con trai cụ - hăng hái tham gia chiến đấu, còn bà cụ Phương và Thơm- con gái – cùng chồng và Ngọc sợ hãi lẩn tránh. Cuộc khời nghĩa giành thắng lợi bước đầu, tổ chức Đảng cứ ông giáo Thái là cán bộ Đảng đến giúp củng cố phong trào. Quân Pháp do có Ngọc dẫn dường đã kéo chiếm lại được Vũ Lăng, đàn áp dã man quần chúng cách mạng và truy lùng những cán bộ lãnh đạo. Quân khởi nghĩa phải rút vào rừng. Cụ Phương khi tìm vào rừng để đưa đường cho lực lượng cách mạng, bị giặc Pháp bắn, đã hi sinh. Trước cái chết của cha và em trai, lại dần nhận ra bộ  mặt phản động của Ngọc, Thơm dau xót, ân hận. Thái cùng một đồng chí là Cửu bị giặc truy lùng vô tình chạy nhầm vào nhà Thơm. Thơm nhanh trí che giấu và cứu thoát hai người. Bằng hành động ấy, Thơm đã dứt khoát đứng hẳn sang hàng ngũ cách mạng. Biết tin Ngọc dẫn đường cho quân Pháp lên đánh du kích, Thơm luồn rừng đi suốt đêm đến báo cho họ kịp thời đối phó. Lúc quay về, Thơm gặp Ngọc, bị y bắn, nhưng chính Ngọc lại trúng đạn của quân Pháp và chết. 3. Thể loại kịch - Kịch là một trong ba loại hình cơ bản của nghệ thuật ngôn từ gồm tự sự, trữ tình, kịch. Nếu tự sự chủ yếu sử dụng phương thức kể và tả qua lời của người kể chuyện để tái hiện đời sống. Tự sự dùng phương thức biểu cảm và bằng lời của cái tôi trữ tình để biểu hiện tình cảm, thái độ trước hiện thực thì kịch lại dùng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại) và cử chỉ hành động của nhân vật để thực hiện những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống. Phân văn bản của kịch được gọi là kịch bản. Kịch có thể đọc, nhưng chỉ có thể được thực hiện đầy đủ trong vở diễn trên sân khấu. Vì thế, kịch chủ yếu thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu. - Phân chia kịch + Theo phương thức tổ chức và biểu diễn:kịch hát, kịch thơ, kịch nói + Theo nội dung: bi kịch, hài kịch, chính kịch. - Vở kịch thường được chia thành các hồi (mỗi hồi thể hiện một biến cố hay sự kiện trong cốt truyện, được phân định bằng mở màn và hạ màn trên sân khấu). - Lớp là một bộ phận của hồi kịch mà thành phần nhân vật trên sân khấu không thay đổi. Khi thành phần nhân vật thay đổi thì kịch chuyển sang lớp khác. II.  Đọc- hiểu văn bản 1. Diễn biến sự việc và hành động của các nhân vật được thể hiện ở trong 3 lớp  kịch hồi bốn - Lớp 1: Cuộc đối thoại giữa Thơm và Ngọc, trước khi Ngọc cùng đồng bọn lùng bắt Thái và Cửu- hai người cách mạng đang trốn tránh. - Lớp 2: Cửu và Thái đang bị bọn Pháp và Việt gian truy đuổi, được sự giúp đỡ, che giấu của Thơm, mặc dù trước đó Thơm bị Cửu nghi là Việt gian. - Lớp 3: Cuộc trò chuyện giữa hai vợ chồng Thơm và Ngọc trước khi Ngọc tiếp tục cùng đồng bọn đi truy lùng Cửu và Thái, trong khi họ đang được chính Thơm che giấu ở buồng trong. 2. Tình huống kịch - Trong các lớp kịch này, tác giả đã xây dựng được tình huống bất ngờ, gay cấn. Ngọc dẫn bọn lính đi lùng bắt cán bộ và du kích. Thái, Cửu lại chạy đúng vào nhà của Ngọc và được vợ Ngọc che giấu, giúp đỡ. Tình huống hết sức căng thẳng và hồi hộp. Chuyện gì sẽ xảy ra khi Ngọc phát hiện ra vợ mình đang phản mình, đi che giấu cho Cửu và Thái? Tính mạng và sự an toàn của Cửu và Thái sẽ ra sao khi bị Ngọc phát hiện.   => Tình huống ấy, việc làm ấy của Thơm đã chứng tỏ một điều chị đứng hẳn về phía cách mạng. Việc làm của chị có một ý nghĩa đặc biệt,  không chỉ giúp thoát thân cho hai cán bộ cách mạng Việt Nam, mà còn là một ảnh hưởng tích cực đến vận mệnh số phận của cách mạng Việt Nam. Trong quá trình đấu tranh chống Việt gian và kẻ thù xâm lược, ta rất cần có những con người biết đồng cảm, bênh vực cán bộ cách mạng như chị Thơm. Lòng yêu nước, bản lĩnh kiên định, tin tưởng cách mạng không những liên quan đến số phận của những cá nhân mà rộng hơn nữa là liên quan đên sự thành bại của cả một cộng đồng, một dân tộc. 3. Nhân vật Thơm Giới thiệu chung - Thơm là vợ Ngọc- một tên Việt gian theo Pháp. Về cuộc sống, vợ chồng Thơm – Ngọc thuộc vào dạng phong lưu của người Tày, Thơm có một cuộc sống đầy đủ, an nhàn, được chồng cưng chiều, thích sắm sửa, ăn diện. Bố và em trai của Thơm là những quần chúng tích cực của kháng chiến, bản thân Thơm không tham gia kháng chiến, cô đứng ngoài cuộc khởi nghĩa tuy nhiên Thơm vẫn chưa mất đi bản chất trung thực, lòng tự trọng và tình thương người. Tâm trạng và hành động của Thơm - Cô là một người biết nhận định đúng sai, biết nghiêng về lẽ phải từ đó có những hành động đúng đắn.  Có thể nói, thơm có được một cuộc sống nhàn nhã, rủng rỉnh tiền bạc, được may sắm, diện đẹp bản thân với sự chu cấp của người chồng (đánh nhẫn, may mặc, tậu nhà mời…). Điều đáng nói ở đây, những đồng tiền đó có được lại do nguồn tiền công, tiền thưởng của Pháp và lũ Việt gian cho Ngọc. Mặc dù trước những biểu hiện lấp liếm, tránh né và tạo vỏ bọc của Ngọc đã làm Thơm nghi ngờ, đã liên tục gặng hỏi, dò xét để tìm hiểu sự thật, cố níu lấy một chút hi vọng, sau đó cô lại thất vọng vì chồng,  nhưng cô không dễ dàng từ bỏ những đồng tiền chồng cho từ tay Việt gian. - Thực tình chồng theo Việt gian đã làm cho nội tâm của cô bị giằng xé, dằn vặt, khó xử , bởi gia đình cô- bố và em trai đều bị chết dưới tay giặc. Một tình cảnh hết sức thương tâm khi người mẹ gần như hóa điên, bỏ đi lang thang…, tức kẻ thù của cô chính là quân địch và Việt gian, chúng gây nên sự mất mát và bi thương ở gia đình cô.Tuy nhiên Thơm không dễ dàng gì từ bỏ được cuộc sống nhàn nhã và sự tiếp nhận đồng tiền từ chồng- những đồng tiền thưởng từ lũ Việt gian. Sự mâu thuẫn đó đã dày vò tâm trí cô. Thơm tự thấy có lỗi, không thể thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của chính mình. Cô băn khoăn đứng giữa hai bờ tâm trạng, đứng ngoài vòng cách mạng và kháng chiến, không tham gia và không có một hành động nào liên quan. - Sự dằn văt dó chỉ được giải tỏa và có một đường kết khi Thơm chính thức hành động, trong một tình huống và hoàn cảnh gay cấn. Khi Cửu và Thái chạy nhầm vào nhà chị, chị đã bênh vực, che giấu hai cán bộ cách mạng: + "Hai ông đừng nói nữa. Ngọc nó về (Thái và Cửu định ra). Hai ông đừng đi đâu, hãy tạm vào đây, may ra…( chỉ vào buồng) + Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không?...Tôi chết thì chết , chứ tôi không báo báo hại ông đâu".  + Khi Ngọc về, chị đã tỏ ra bình tĩnh, khôn ngoan che giấu và coi như không có chuyện gì xảy ra. + (Ngoài lề của đoạn trích)  Hồi cuối, khi Thơm nhận rõ ra bộ mặt Việt gian và sự xấu xa của chồng, khi biết Ngọc lại dẫn đường cho quân Pháp vào rừng lùng bắt những người cách mạng, cô đã luồn tắt rừng suốt đêm để báo tin cho quân du kịch kịp thời đối phó. => Hành động này cho thấy chị lựa chọn một thái độ dứt khoát, chị chọn cách mạng, không đồng tình với con đường Việt gian của chồng. + Đó cũng do bản chất trung thực, lương thiện và quý mến sẵn có với Thái, cộng thêm cả sự nhận ra sai lầm của chồng, sự thương tâm với bố mẹ và em trai, sự hối hận trách mình, tất cả những điều đó đã khiến Thơm hành động một cách mau lẹ và khôn ngoan, không sợ nguy hiểm để che giấu Cửu và Thái * Nghệ thuật miêu tả nhân vật Thơm - Đặt nhân vật vào hoàn cảnh gay cấn để từ đó bộc lô đời sống nội tâm day dứt, dằn vặt,đau xót và ân hận của Thơm, dẫn đến một hành động  dứt khoát, đứng hẳn về phía cách mạng - Miêu tả nhân vật thông qua độc thoại nội tâm và đối thoại với Cửu, Thái và Ngọc * Ý nghĩa nhân vật Thơm - Nhân vật Thơm cũng chính là nhân vật được gửi gắm những quan điểm, tư tưởng của tác giả. Sự lựa chọn và hành động dứt khoát của Thơm cũng chính là sự hướng lựa chọn cho độc giả của tác giả. Trong hoàn cảnh đó, việc làm của Thơm là đúng đắn. Nguyễn Huy Tưởng muốn nêu nêu cao tinh thần ý thức yêu nước, lòng trung thành, sự bản lĩnh kiên định đối với mỗi người dân Việt Nam trong hoàn cảnh nước nhà lầm than, chịu sự nô dịch của kẻ thù xâm lược, thể hiện được sức mạnh của chính nghĩa cách mạng.  4. Nhân vật Ngọc  - Ngọc là chồng của Thơm. Trong hồi bốn này, Ngọc đã bộc lộ hết bản chất xấu xa của một tên Việt gian. Chỉ vì lòng thâm thù, lòng tham và sự kèn cựa hơn thua về mặt địa vị và vật chất  “Tậu được mấy mẫu ruộng, ...làm thế nào chạy được cái hàm cửu phẩm, thế mà hơn làm nho kia đấy…Về làng chũng nó đỡ khinh. Rồi em xem thế nào tôi cũng trị được cái thằng Tốn mới nghe. Nó lại muốn mua tranh ruộng của mình à? Rồi nó xem. Cái ruộng nó tậu được, nó lại phải nhả ra cho mình, mà còn lạy không xong kia…”) mà y bất chấp thủ đoạn, bán rẻ lương tâm để đi làm Việt gian, phản bội lại Tổ quốc, phản bội lại cách mạng kháng chiến. Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, Ngọc đã rắp tâm làm tay sai cho giặc. Y dẫn quân Pháp về đánh căn cứ Vũ Lăng, truy tìm những cán bộ cách mạng, đặc biệt là Thái và Cửu. Dù răng Ngọc có ra sức che giấu nhưng sau này đã bị lộ, mà nguyên nhân để thỏa mãn và phục vụ tham vọng của y. Biết được điều đó càng thúc đẩy Thơm dứt khoát đứng về phía cách mạng => Ngọc là nhân vật phản diện, đại diện cho những người dân bị Việt gian lôi kéo, bị chi phối và không kiên định, đi theo dụ dỗ của giặc  4. Nhân vật Thái, Cửu - Họ là nhân vật phụ, xuất hiện chỉ trong chốc lát. Họ là những cán bộ cách mạng, đang bị Việt gian truy đuổi, lại chạy nhầm vào nhà Ngọc. Trong khi Cửu hoài nghi Thơm thông đồng với chồng, anh chĩa súng định bắn cô thì Thái lại bình tĩnh, tin tưởng vào Thơm nói riêng và tin tưởng vào quần chúng nhân dân nói chung. Việc xây dựng những tính cách đối lập khác biệt đó cũng là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy hành động kịch, đồng thời tạo được sức hút cho độc giả.  III. Tổng kết  1. Nội dung - Qua đoạn trích hồi bốn của vở kịch Bắc Sơn, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng một tình huống làm bộc lộ xung đột cơ bản của vở kịch giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù. Đồng thời thể hiện được diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm – một cô gái có chồng theo giặc, từ chỗ thờ ơ với cách mạng, sợ liên lụy đến chỗ đứng hẳn về phía cách mạng. Qua đó, tác giả khẳng định được sức thuyết phục chính nghĩa cách mạng.  2. Nghệ thuật -  Xung đột kịch gay gắt, căng thẳng trong sự đối đầu giữa Ngọc – Thái, Cửu, giữa Ngọc với chồng. Từ đó bộc lộ được diễn biến tâm trạng và bản chất,tính cách của nhân vật. - Xây dựng tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩu hành động kịch phát triển. - Ngôn ngữ đối thoại: tác giả đã xây dựng, tổ chức được các đối thoại giữa các nhân vật với những sắc thái khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn kịch. + Giữa Thơm – Thái, Cửu: sắc thái căng thẳng, gấp gáp giọng điệu lo lắng hồi hộp. + Giữa Thơm – Ngọc: nhẹ nhàng, tâm lí để tránh lộ bí mật

Thống kê thành viên
Tổng thành viên 17.774
Thành viên mới nhất HUYENLYS
Thành viên VIP mới nhất dungnt1980VIP

Mini games


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay




Mọi người nói về tpedu.vn


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay
(Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)

  • BẠN NGUYỄN THU ÁNH
  • Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
  • Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại tpedu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
  • BẠN TRẦN BẢO TRÂM
  • Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
  • T&P Edu có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
  • BẠN NGUYỄN THU HIỀN
  • Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
  • Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên tpedu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.

webhero.vn thietkewebbds.vn