ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 MÔN VĂN - SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
>>> Gợi ý làm đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn của Sở GD&ĐT Hà Nội.
Đề thi khảo sát THPT Quốc gia của Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra sáng nay không có sự thay đổi khác biệt, đề sát và phù hợp với những yêu cầu mà Bộ đưa ra trước đó (Đề thi vẫn bao gồm 2 phần: Đọc – hiểu và phần làm Văn), thời gian 120 phút dưới hình thức tự luận.
Nhìn chung, đề đảm bảo cho học sinh có năng lực trung bình khá trở lên có thể làm được, tuy nhiên đề lại có sự phân hóa rất lớn. Với đề bài này, đề đạt điểm cao thì đòi hỏi học sinh phải đảm bảo ở năng lực khá trở lên thì mới có thể làm tròn trịa và sâu sắc yêu cầu của đề (đặc biệt là ở câu nghị luận văn học chiếm 5 điểm)
Cụ thể như sau:
- Phần I: Đọc – hiểu, đề cho một đoạn trích nói về thái độ, phản ứng của con người với những hành động việc làm của mình và hướng để đi tới hành động có ý nghĩa, niềm vui. Có 4 câu hỏi trả lời cho đoạn trích trên lần lượt theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Như vậy ngay ở phần Đọc – hiểu chúng ta đã có thể nhận diện được năng lực của học sinh.
- Phần II: làm Văn, ở câu 1 – nghị luận xã hội có sự liên kết logic với nội dung đoạn trích ở phần Đọc – hiểu. Đó là từ nội dung đoạn trích ở phần đọc – hiểu, học sinh trình bày suy nghĩ về cách đề mỗi người có thể tận hưởng cuộc sống một cách thực sự ( độ dài 200 chữ).
Đề này học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, tuy nhiên trong bài làm, các em cần làm rõ được các ý:
+ Suy nghĩ, quan niệm riêng của bản thân về sự tận hưởng cuộc sống
+ Cách để có thể tận hưởng cuộc sống một cách thực sự
Câu 3 - Nghị luận văn học
Như thông tin trước đó mà Bộ đã đưa ra thì câu nghị luận văn học có sự kết hợp giữa kiến thức lớp 11 và lớp 12, nhận diện sâu sắc nhất sự phân hóa năng lực của học sinh.
Đề cho hai đoạn thơ (bao gồm đoạn trích Vội vàng – lớp 11 và đoạn trích Sóng – lớp 12), sau đó yêu cầu học sinh đi cảm nhận về khát vọng tình yêu tuổi trẻ ở hai đoạn thơ đó.
+ Học sinh cần nắm chắc kiến thức ở hai bài thơ và thuần thục, linh hoạt kĩ năng phân tích, tổng hợp liên hệ kiến thức để từ đó đưa ra cảm nhận của riêng mình, khuyến khích sự cảm nhận độc đáo và sáng tạo.
+ Vì nghị luận về thơ, nên phương diện nghệ thuật là một điểm rất đáng lưu ý. Trong quá trình cảm nhận, các em chú trọng chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật của mỗi đoạn thơ, từ đó lộ diện rõ phong cách, hồn thơ riêng của mỗi tác giả.
+ Lưu ý rằng đề bài chỉ yêu cầu cảm nhận, không yêu cầu so sánh, tuy nhiên trong quá trình làm bài, các em vẫn phải thực hiện thao tác so sánh, tìm điểm giống và khác nhau giữa hai đoạn thơ, thêm cùng với đó là thao tác: phân tích, bình luận để bài làm thêm sâu sắc và được nhìn nhận một cách đa chiều.
Dưới đây là video hướng dẫn chi tiết làm đề thi môn Ngữ Văn do cô Thùy Trang trực tiếp hướng dẫn các em:
Như vậy, nhận thấy được xu hướng ra đề năm nay, để chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới, các em tránh học tủ, cần nắm chắc và có sự tổng hợp kiến thức ở cả lớp 11 và lớp 12 để đạt kết quả cao nhất.
Chúc các em ôn tập hiệu quả!
Baitap123 Team