Ngày viết bài: 23-12-2016 10:06:16
Đầu ra sau đào tạo đại học luôn là vấn đề được dư luật quan tâm, và Ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm giữa búa rìu dư luận. GS Trần Phương, Hiệu trưởng trường Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng đó là quan điểm không đúng đắn vì đã chuyển sang cơ cấu thị trường thì cung và cầu phải ăn khớp với nhau như hối kế hoạch hóa tập trung.

Ông cho rằng xã hội hướng dãn sinh viên chọn ngành học còn nhiều thiếu sót. Nhiều sinh viên chỉ căn cứ vào sở thích của mình hoặc gia đình muốn mà không hề căn cứ vào nhu cầu của thị trường lao động. Họ sẽ phải học lại nghề khác làm mất thời gian, không chỉ chuyển nghề 1 lần mà họ phải chuyển nghề rất nhiều lần. Đây là hiện tượng phổ biến trên thế giới chứ không riêng gì nước ta.

Một thực trạng phổ biến hiện nay là nhiều sinh viên tốt nghiệp chỉ muốn làm việc tại các thành phố lớn trong khi năng lực không đám ứng được yêu cầu công việc. Họ tự phải hoàn thiện mình để phù hợp với cơ chế thị trường.

Trên thế giới, lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp không kiếm được việc làm rất nhiều, mỗi năm lại bố ung thêm nhiều người khác nữa.

Giáo dục chưa có gì là quá thừa

Trước thực trang sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm nhiều ý kiến cho rằng Giáo dục ĐH quá thừa, cần phải hạn chế. Có một số ngành cần phải điều chỉnh như sư phạm nhưng phải đào tạo thêm kỹ sư bởi số kỹ sư ở nước ta chiếm tỷ lệ quá thấp.

Nước ta đang trong gia đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, nếu vài năm cử nhân, kỹ sư chưa tìm được việc làm thì không có gì là quá phí. Các nước như Đài Loan, Hàn Quốc cũng phải mất 20-30 năm mới vươn lên được trình độ Công nghiệp hóa. Nước ta cũng phải theo quy trình đó. Kiến thức đại học không chỉ để dùng trong 3-4 năm mà là dùng trong hàng chục năm sau đó.

Theo giáo sư Phương thì Giáo dục đại học nước ta chưa thừa mà còn phải đẩy mạnh phát triển nữa, nhất là các ngành kỹ thuật – Công nghệ.

Lâu nay, việc hướng dẫn học sinh chọn nghề chưa được chú trọng. Xã hội đang cần nghề gì, bao nhiêu, ở đâu?  Các cơ quan của Bộ cần nghiên cứu kỹ và có hướng dẫn định hướng chọn nghề cho học sinh.

GS.TS. Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng trường Đại học Dân lập Hải Phòng cho rằng có quá nhiều cơ sở chạy theo nhu cầu đào tạo tức thời của thí sinh nên có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa nguồn nhân lực được đào tạo và nhu cầu xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực là vẫn đề được quan tâm hàng đầu.

Để giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ở các trường, GS Nghị đề nghị Nhà nước, thành lập cơ quan chuyên môn chuyên nghiên cứu, khảo sát và dự báo nhu cầu thị trường lao động các ngành nghề. Hàng năm có công bố kết quả nghiên cứu và dự báo nhằm định hướng chọn ngành nghề cho xã hội, hạn chế xu hướng chọn ngành nghề theo cảm tính và phong trào tức thời như hiện nay.

Cơ quan chuyên môn có thể định kỳ tổ chức khảo sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp các trường trong phạm vi toàn quốc và công bố công khai chính thức trên các phương tiện truyền thông. Đây sẽ là một kênh quan trọng để người học chọn trường theo học và để các trường nỗ lực cố gắng, phấn đấu đạt thứ hạng cao trong bảng xếp hạng trường.

Theo công bố của bộ Lao động thương binh và Xã hội  thì hiện nay cả nước có 1,1 người đang ở trong độ tuổi Lao động bị thất nghiệp, trong đó những người có trình độ cao đẳng và đại học là nhiều nhất và con số này có xu hướng tăng.

Trình độ cao đẳng nghề Thất nghiệp tăng 8%, Trình độ cao đẳng chuyên nghiệp thất nghiệp tăng 7,9%. Trình độ Đại học và sau đại học thất nghiệp tăng gần 4,9%, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp của nhóm không có bằng cấp chỉ khoảng 2%.

Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động vào đầu năm 2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện nay cả nước có hơn 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp, trong đó nhóm người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên vẫn có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất và có xu hướng tăng.

Cụ thể, trình độ cao đẳng nghề thất nghiệp tăng gần 8%; trình độ cao đẳng chuyên nghiệp thất nghiệp tăng trên 7,9%; trình độ đại học trở lên thất nghiệp tăng gần 4,9%, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm không có bằng cấp chỉ khoảng 2%.

Theo một thống kê khác lại cho thấy, cứ 10 sinh viên tốt nghiệp ra trường, có tới 6 người thiếu kỹ năng và tiếng Anh; trong 10 cử nhân, có tới 4 người thiếu kiến thức chuyên môn. Con số đáng buồn thi cứ 10 doanh nghiệp tuyển dụng, có tới 6 doanh nghiệp không hài lòng về chất lượng đào tạo ở bậc cao đẳng, đại học và sau đại học.

Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết: Kiến thức, kỹ năng mà chúng ta đang đào tạo trong các cơ sở hiện nay vẫn còn khoảng cách khá là lớn so với kiến thức, kỹ năng mà người sử dụng lao động đang đòi hỏi.

Vì vậy, vấn đề đặt ra là các hệ thống giáo dục đào tạo cần liên kết chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp, với các cơ quan quản lý thị trường lao động, để làm sao thu hẹp khoảng cách giữa các kiến thức, kỹ năng thu nhận được trong nhà trường, với kiến thức kỹ năng mà thị trường lao động đòi hỏi.

Theo báo điện tử Dân trí

Các từ khóa:
Thống kê thành viên
Tổng thành viên 17.774
Thành viên mới nhất HUYENLYS
Thành viên VIP mới nhất dungnt1980VIP

Mini games


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay




Mọi người nói về tpedu.vn


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay
(Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)

  • BẠN NGUYỄN THU ÁNH
  • Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
  • Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại tpedu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
  • BẠN TRẦN BẢO TRÂM
  • Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
  • T&P Edu có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
  • BẠN NGUYỄN THU HIỀN
  • Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
  • Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên tpedu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.

webhero.vn thietkewebbds.vn