Nhiều khi các bạn bị rơi vào một trong hai tình cảnh sau: Một là học khối nào cũng được, xem như ngang ngửa nhau, hai là phân vân không biết chọn khối nào ngành nào trường nào cho “dễ thi”, “dễ đỗ”. Vì vậy, các bạn cần chú ý cho việc chọn khối của mình nhé. Trước khi xác định điều đó bạn cần phải đặt ra những câu hỏi sau cho bản thân mình.
1. Sau này bạn muốn làm gì?
Đây là câu hỏi cần phải được giải đáp đầu tiên. Hãy nghĩ thật cẩn thận, vì cứ chọn khối xong mới chọn trường thì rất mệt đấy. Muốn theo đuổi về kinh tế, kỹ thuật, hay ngành nghề nào mà bạn muốn. Bạn muốn tương lai hoạt động về mảng tư duy logic, tính toán đủ thứ trên đời hay muốn hoạt động về xã hội Hãy đưa ra 1 danh sách ngành mà sau này bạn muốn theo đuổi.
Có một lưu ý là khối A thì có quá nhiều trường để lựa chọn, nhưng khối C, D, thì không nhiều sự lựa chọn như các bạn cũng đã rõ. Chỉ có 1 số hiếm trường đặc biệt như trường ĐH Ngoại Thương, khối gì cũng có thuộc phạm vi A, A1, D, D1, D2, … chứ không có B nhé. Vì thế nếu bạn học giỏi và khối nào cũng giỏi thì nếu chọn Ngoại thương thì việc chọn khối không quan trọng nữa. Mà hãy đến câu hỏi số 2.
Câu hỏi này mà chắc chắn được luôn thì có thể đưa ra quyết định luôn cho bản thân. Vì bây giờ đã có mục tiêu, hãy tự tin chinh phục nó hết sức có thể không có gì đáng ngại kể cả lực học khối này hiện tại ra sao
2. Lực học hiện tại của bạn đang mạnh ở khối nào?
Với câu hỏi như vậy, chắc bạn là người cảm nhận rõ nhất. Thực chất phải cân đo lực học của 2 khối ở thời điểm hiện tại, cũng như đánh giá dự đoán được năng lực cho đến ngày thi. Hãy thật sự cân nhắc là đo lường chuẩn ở câu hỏi này.
Khối D có văn có tiếng, đây là 2 môn năng khiếu không phải cứ học học là điểm cao được. Đôi khi chấm bài còn có chút may rủi của giáo viên chấm bài nữa. Nên để theo khối này bạn phải thật sự tự tin với năng khiếu của mình. Khó kiểm soát được điểm số. Đương nhiên với việc dự đoán điểm số có phần khó khăn và mạo hiểm.
Khối A thuộc toàn những môn logic, tính toán, cần sự thông minh là chính. Cộng với cần cù bạn hoàn toàn có thể lên trình. Điểm số đi thì về là biết được ngay cũng như trong quá trình học cũng tự đánh giá được mình khoảng bao nhiêu điểm. Đó là cái hay của khối A.
Ví dụ như môn Hóa, kể cả bạn có mất gốc trong thời gian ngắn cũng hoàn toàn có thể “lấy lại kiến thức cơ bản, bản chất của Hóa học” để đạt điểm trung bình, khá trở lên. Điển hình đó là bài viết Cách đạt 7 điểm cho những người “mất gốc” môn Hóa trên hệ thống baitap123 của chúng tôi. Như vậy bạn mới có thể hoàn toàn làm chủ được kiến thức trong thời gian ngắn nhất có thể nếu làm theo đúng phương pháp và cháy hết mình với nó. Có bạn từ 4 học trong 1 tháng học đúng phương pháp cũng giành được 7,8 điểm. Khối D khó mà có được thành tích này (trừ may mắn).
Còn khối D theo hướng năng khiếu, cần phải tự tin với năng khiếu của mình mới nên theo. Chứ đâu như khối A, học dốt chút vẫn không hề khó khăn để lấy lại kiến thức.
Tuy lớp 12 cũng là thời điểm khá muộn cho các bạn khi lựa chọn khối thi cho mình những chỉ cần bạn cố gắng từ giây phút này bạn vẫn có thể đạt được mục đích của mình khi thực hiện những tiêu chí trên. Đến đây thì bạn tự có thể lựa chọn được cho mình khối nào nên thi rồi chứ. Baitap123 chúc các bạn thành công trên con đường mà mình đã chọn.