Ngày viết bài: 27-05-2014 11:17:14
Làm sao để làm tốt những bài tập của phần hóa học vô cơ?
Các bạn phải nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa (SGK), những kiến thức này rất quan trọng khi ta làm các bài tập lý thuyết. Thông thường thì kiến thức trong đề thi hầu như không ra ngoài SGK. Những phương pháp như thăng bằng electron, các phản ứng oxy hóa - khử, phản ứng được viết dưới dạng ion chúng ta phải nắm vững. Các bài tập về tính toán vô cơ cũng chỉ quanh mấy phương pháp thăng bằng electron, tăng giảm khối lượng, phản ứng oxy hóa - khử nên các ban cố gắng nghiên cứu các phương pháp đó. Khi đọc đề bài, các bạn hãy thoải mái và hãy gắn kết các dữ kiện đầu bài cho, và luôn nhớ cho mình là đề thi đại học ra không mấy khi ra thừa dữ kiện để làm khó cho thí sinh cả, chỉ có hay ra đề bài dài làm cho thí sinh nhìn thấy tưởng khó và bỏ qua đi làm những bài ngắn, mà bài ngắn thì lại có những câu hỏi khó và đòi hỏi phải nhớ và tư duy logic. Với những câu hỏi dài và lắm dữ kiện, các bạn không nên hoang mang là có nên làm hay không và nếu làm có sợ mất thời gian hay không, các bạn hãy bình tĩnh đọc một lần và xâu chuối các dữ kiện đề bài cho ra nháp rồi hãy làm.
 
Với những câu tính toàn và tìm khối lượng hay là thành phần phần trăm thì các bạn đã có đáp án để thử cũng là cách kiểm tra mình có làm đúng hay không, thông thường các câu về tính toán hay phần trăm thì số đẹp và chúng ta nêu đang phân vân hoặc không làm ra đáp án, hãy thử cũng là một cách làm nhanh. Khi làm các dạng toàn vô cơ thì thường là các phản ứng oxy hóa - khử, nên các bạn hay làm phương pháp thăng bằng electron thật nhuần nhuyễn và khi đi thi ta chỉ cần viết các quá trình cho nhận thì thời gian làm sẽ được rút ngắn hơn rất nhiều. Các bạn không nên dành nhiều thời gian vào 1 câu, ta nhớ rằng số điểm chia đều cho 50 câu.

Với những câu về thể tích, các bạn cũng nhớ rằng có sự thay đổi về thể tích khi trộn các dung dịch vào với nhau. Có rất nhiều trường hợp, thí sinh do không cộng thể tích nên dẫn tới sai kết quả dù câu hỏi rất dễ.

Trong các phản ứng, các bạn nhớ các tính chất của các kim loại chuyển tiếp, tính lưỡng tính của 1 số kim loại,và tính chất tạo phức với NH3 của một số chất để làm các bài tập đỡ bị nhầm hoặc thiếu sẽ dẫn đến kết quả sai.

Các từ khóa:
Thống kê thành viên
Tổng thành viên 17.774
Thành viên mới nhất HUYENLYS
Thành viên VIP mới nhất dungnt1980VIP

Mini games


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay




Mọi người nói về tpedu.vn


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay
(Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)

  • BẠN NGUYỄN THU ÁNH
  • Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
  • Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại tpedu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
  • BẠN TRẦN BẢO TRÂM
  • Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
  • T&P Edu có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
  • BẠN NGUYỄN THU HIỀN
  • Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
  • Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên tpedu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.

webhero.vn thietkewebbds.vn