GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới đã giải đáp nhiều vấn đề liên quan tới chương trình giáo dục phổ thông nói chung và kỳ thi THPT quốc gia 2017.
1. Kỳ thi THPT quốc gia sẽ được duy trì đến năm 2020
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, hiện Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã giao cho Vụ Giáo dục Trung học chủ trì, phối hợp với ban đề án xây dựng lộ trình đổi mới xét tốt nghiệp THPT.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng khẳng định từ nay đến năm 2020 sẽ giữ ổn định hình thức thi THPT quốc gia và xét tốt nghiệp.
Ông Thuyết cho rằng nếu không đổi mới thi cử sẽ rất khó trong việc đổi mới trong cách dạy và học. “Kỳ thi hiện nay chủ yếu kiểm tra kiến thức chứ không phải năng lực. Nếu giờ chúng ta dạy theo kiểu mới là học sinh phải vào thực tế nhiều hơn, phải giải các bài toán thực tế thì sau này ở các nhà trường có thể tổ chức một vài môn thi theo hình thức như thế.
Giao cho học sinh các đề án nghiên cứu, khi làm tốt thì học sinh được tích lũy thêm điểm để có thể xét tốt nghiệp, chứ không nhất thiết lúc nào cũng thi theo kiểu kiểm tra lý thuyết và kỹ năng giải bài tập”, GS Thuyết phân tích.
2. Các trường sẽ tự quyết việc xét tốt nghiệp trong tương lai
Trong dự thảo chương trình giáo dục tổng thể đề cập vấn đề đổi mới đánh giá học sinh với 3 hình thức. Đáng chú ý, điểm mới là việc xét tốt nghiệp sẽ giao cho cấp trường.
Để được cấp bằng tốt nghiệp THPT, học sinh không phải trải qua kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay mà việc xét tốt nghiệp sẽ phụ thuộc vào việc đánh giá định kỳ do chính trường THPT thực hiện. Học sinh hoàn thành các môn học, tích lũy đủ kết quả đánh giá theo quy định của Bộ GD-ĐT được cấp bằng tốt nghiệp THPT.
Dự kiến chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng từ năm học 2018 - 2019
Ngoài ra, trên hệ thống bài tập trắc nghiệm còn cung cấp thêm bài viết về rất khó thực hiện việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cho các bạn thí sinh tham khảo thêm.
Tổng hợp