Bước 1: Vẽ sơ đồ tư duy chung về chương
Với phần ứng dụng di truyền sẽ luôn là một dạng câu hỏi được coi là “dễ”, số lượng câu hỏi trong đề thi thường có từ 1 đến 3 câu. Tuy nhiên, chúng ta thường dễ bị nhầm lẫn, rối giữa các đơn vị kiến thức. Làm sao để nắm thật vững kiến thức trọng tâm để không bỏ lỡ bất kì 1 cơ hội ghi điểm nào?
Chúng ta ngồi tự đọc sách giáo khoa, vẽ sơ đồ tư duy tổng quan về toàn chương để chúng ta có cái nhìn tổng quát về những đơn vị kiến thức, vị trí của các đơn vị kiến thức trong chương này đó là:
- Đây là phần ứng dụng các quy luật di truyền mà chúng ta đã học phần trước trong việc chọn, tạo giống vật nuôi cây trồng.
- Có 4 phương pháp: Chọn giống vật nuôi vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp; tạo giống bằng phương pháp gây đột biến, công nghệ tế bào và công nghệ gen
- Quy trình chung của các phương pháp này: Tạo nguồn nguyên liệu, chọn lọc, đánh giá chất lượng giống và đưa ra sản xuất đại trà
Bước 2: Đọc sâu, chi tiết từng mảng kiến thức
Đề thi qua các năm cho thấy, để học chi tiết phần này, các em cần nắm vững ý nghĩa của từng phương pháp và đặc biệt ghi nhớ các ví dụ về thành tựu của từng phương pháp
Ví dụ: Phần tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến
- Đọc tới đâu, các em lấy bút dấu gạch dưới những từ khóa.
- Khái quát lại nội dung gồm có các vấn đề chính: Khái niệm, tác nhân gây đột biến, cơ sở của các tác nhân gây đột biến, quy trình gây đột biến, thành tựu gây đột biến. Đây cũng chính là các nhánh cấp 1.
- Từ các nhánh cấp 1 này dựa trên các từ khóa mà các em đã gạch khi đọc lướt, đọc lại chi tiết lần 2, sâu chuỗi vào các nhánh.
- Nhớ đừng quên sáng tạo các nội dung thành các hình ảnh sinh động mà các em yêu thích, chính điều này sẽ thể hiện sự khác biệt giúp các em nhớ lâu kiến thức nhé.
Sau đây ta có thể tham khảo sơ đồ tư duy các phần chi tiết:
>>> Tham khảo thêm: Phương pháp giúp giải mọi bài tập di truyền phả hệ.
Tổng hợp