1. Thay đổi cấu trúc đề
Môn văn là môn có ít sự thay đổi trong kỳ thi THPT QG và hiện tại đây là môn duy nhất thi theo hình thức tự luận
Tuy nhiên, môn Ngữ văn vẫn có một số điều chỉ như thời gian thi và cấu trúc đề thi. Cụ thể:
- Về thời gian: 2017 giảm từ 180 phút xuống còn 120 phút
- Về cấu trúc: bài nghĩ luận xã hội chuyển từ viết bài văn ( 600 chữ) sang viết đoạn văn (200 chữ)
2. Hướng dẫn cách làm bài thi Ngữ văn THPT quốc gia
- Đối với phần đọc hiểu
+ Học sinh cần nắm vững lý thuyết: về phương thức, phong cách, chủ đề và các biện pháp nghệ thuật của văn bản. Câu số 4 của phần đọc hiểu trả lời thật ngắn gọn, đảm bảo đủ 3 ý: Nhận thức, thái độ và hành động cần phải có.
+ Học sinh có thể tập giải bài đọc hiểu bằng sơ đồ tư duy để đảm bảo viết ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng, khiến giám khảo dễ dàng tìm ý cho điểm.
- Đối với câu nghị luận xã hội
Vì đề yêu cầu chỉ viết trong 200 chữ, bạn cần thực hiện ngắn gọn, không lặp mà vẫn đủ ý.
+ Học sinh chỉ cần trả lời 4 câu hỏi: Cái gì (giải thích), ai (nêu dẫn chứng), tại sao (phân tích), làm thế nào (bài học cho bản thân). Nếu trả lời đầy đủ 4 câu hỏi trên, bạn hoàn toàn có thể đạt điểm tối đa.
- Nghị luận văn học
+ Nghị luận văn học là phần có mức độ phân hóa học sinh cao nhất, vì thế đòi hỏi tổng hợp đầy đủ các thao tác nghị luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận và so sánh.
+ Bạn cần nhận diện được yêu cầu và đảm bảo đầy đủ các thao tác nghị luận. Nhiều học sinh quá chú trọng thao tác phân tích mà quên mất các thao tác khác dẫn đến mất điểm.
+ Bằng cách viết dựa trên phương pháp sơ đồ hóa như trên, đề bài yêu cầu viết 600 chữ hay 200 chữ (180 phút hay 120 phút) thì cách học sẽ không khác nhau. Nếu thời gian ít đi, bạn chỉ cần phát triển bài nông hơn dựa trên ý có sẵn mà vẫn đảm bảo nội dung đầy đủ và không lặp ý.
Khi viết bài văn dài, bạn cần chỉ cần diễn đạt theo khung có sẵn, chỉ có như vậy thì bài văn mới hoàn chỉnh với bố cục rõ ràng.
>>> Tham khảo thêm: Tất tần tật bộ sơ đồ tư duy môn Ngữ Văn.
Tổng hợp